Khi nào cần chống thấm ngược tầng hầm? Chống thấm ra sao?

Thứ ba - 27/09/2022 05:47
Chống thấm ngược tầng hầm được sử dụng khi nào? Liệu chúng có cần thiết trong các công trình xây dựng? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tại bài viết này nhé!

Tầng hầm là không gian phổ biến khi xây nhà hoặc các công trình đô thị. Tuy nhiên đây cũng là vị trí dễ bị thấm ngược nhiều nhất do phải chịu ảnh hưởng của các mạch nước ngầm. Vì vậy, công tác chống thấm ngược tầng hầm là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu các quy trình thi công chống thấm ngược cho tầng hầm trong bài viết dưới đây.

Chống thấm ngược tầng hầm là gì?

Chống thấm ngược là biện pháp chống thấm xử lý bên trong tầng hầm. Đây là phương pháp giúp chống thấm ngược hướng nguồn nước gây thấm. Việc thi công chống thấm ngược tầng hầm được tiến hành khi không áp dụng được biện pháp chống thấm thuận. Theo đó, lớp màng chống thấm sẽ được đặt lên bề mặt bên trong để chống thấm cho tầng hầm.

Sơ đồ mô tả chống thấm ngược tầng hầm

Sơ đồ mô tả chống thấm ngược tầng hầm

Khi nào cần chống thấm ngược tầng hầm?

Phương pháp chống thấm hiện nay gồm: chống thấm thuận, chống thấm ngược và chống thống thuận ngược. Chống thấm thuận được sử dụng hầu hết tại các hoạt động thi công. Chống thấm ngược tầng hầm sử dụng trong những tình huống nhất định hoặc chống thấm thuận không hiệu quả. Ta có thể kể đến một số tình huống sau:

  • Xử lý chống thấm tại tầng hầm các nhà cao tầng muốn ngăn nước do mạch nước ngầm chảy vào.
  • Xử lý chống thấm tại khe tường tiếp xúc.
  • Xử lý chống thấm do bị rò rỉ nước tại hồ bơi, bể chứa và có nguy cơ thấm từ mạch nước bên ngoài vào.
  • Tường bên ngoài bị thấm nước do vết nứt rạn hoặc tường quá cũ.
  • Thấm nước do chung tường với nhà kế bên: nước thấm từ nhà vệ sinh hoặc sân thượng nhà hàng xóm.
Chống thấm ngược tầng hầm là chống thấm ngược hướng với nguồn nước gây thấm dột
Chống thấm ngược tầng hầm là chống thấm ngược hướng với nguồn nước gây thấm dột

Vật liệu chống thấm ngược tầng hầm

Vật liệu chống thấm ngược yêu cầu có độ dính cao và liên kết vững chắc với vật liệu khác. Chúng cần có khả năng thẩm thấu cực tốt để đảm bảo bê tông tạo được lớp màng tinh thể. Đặc biệt, vật liệu cần có tính đàn hồi dẻo dai chịu áp suất nước và thấm nước vào trong. Một số vật liệu chống thấm ngược cho tầng hầm được nhiều đơn vị khuyên dùng như:

  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Neopress Crystal.
  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Am Flexseal.
  • Lớp phủ chống thấm và tăng cứng tinh thể của Penetron Plus.
  • Chống thấm tinh thể thẩm thấu của Lanko K11 Matryx.
  • Chống thấm tinh thể thẩm thấu của Penetron Admix.
  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Aquafin IC.
  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Masterseal 530.
  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Betec M5.
  • Màng chống thấm khò nóng của Bitumex.
  • Màng chống thấm khò nóng của Sika Bituseal T 130/140 SG.
  • Màng chống thấm gốc xi măng của Seal Coat.
  • Lớp phủ chống thấm tinh thể thẩm thấu của Brushbond TGP.
Các vật liệu chống thấm ngược tầng hầm

Quy trình chống thấm ngược tầng hầm

Hai phương pháp chống thấm ngược mang lại hiệu quả triệt để: chống thấm bằng Sika hoặc màng khò bitum. Sử dụng vật liệu thi công khác sẽ được thi công theo quy trình khác nhau. Bạn có thể theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Quy trình thi công chống thấm ngược tầng hầm

Quy trình thi công chống thấm ngược tầng hầm

Thi công chống thấm ngược bằng Sika

Quy trình chống thấm bằng vật liệu Sika gồm 4 công đoạn:

  • Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật liệu và dụng cụ máy móc cần sử dụng

Vật liệu thi công bằng Sika Latex. Máy móc, dụng cụ sử dụng gồm: chổi, bay trát, khoan, đục nhon, búa đục, bàn chải sắt,..

Các dụng cụ cần thiết khi chống thấm ngược tầng hầm
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công

Đầu tiên, bạn cần làm sạch và băm đục các lớp vữa, bê tông và xi măng bám thừa. Sau đó, ta xử lý các khe nứt sâu, đảm bảo bề mặt được sạch sẽ, không còn bụi bẩn. Nếu còn dư lớp bụi dày sẽ làm giảm khả năng bám dính và chống thấm của vật liệu.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công
  • Bước 3: Xử lý và thực hiện chống thấm ngược

Bạn sẽ cố định lại và bảo vệ chống thấm cổ ống thoát xuyên sàn bằng vữa. Quét lớp lót chống thấm lên trên bề mặt, đợi từ 2-3 tiếng để lớp chống thấm khô lại. Sau đó, quét thêm lớp chống thấm Sika lên và chờ khoảng 3 - 4 tiếng để lớp chống thấm khô. Lớp thứ 2 làm tương tự như các lớp trên.

  • Bước 4: Bàn giao công trình

Ngâm nước để kiểm tra và gia cố lại nếu xảy ra lỗi. Nếu công trình đã an toàn và hoàn thiện thì tiến hành bàn giao lại cho khách hàng.

Chú ý: Nhiều người có suy nghĩ rằng nên đập tường rồi trát dày lên và trộn vữa xi măng. Họ cho rằng như vậy mới chống thấm tốt. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều này là hoàn toàn sai. Càng nhiều xi măng thì bề mặt sẽ càng dễ bị nứt hơn, vừa tốn tiền và công sức. Hiệu quả chống thấm thì không rõ rệt mà mất công sửa đi, sửa lại nhiều lần.

Thi công chống thấm ngược tầng hầm bằng màng khò bitum

Quy trình chống thấm ngược bằng màng khò bitum gồm 4 công đoạn:

  • Bước 1: Vệ sinh và xử lý bề mặt sạch sẽ

Bạn tiến hành đục bỏ hết lớp vữa cho đến phần bê tông rắn chắc. Nếu bề mặt quá lồi lõm thì có thể sử dụng thêm máy mài để làm phẳng bề mặt. Nếu bề mặt xuất hiện những vết lồi, lõm thì cần trám và vá lại ngay. Sau đó, vệ sinh bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ hoặc tạp chất khác.

  • Bước 2: Quét lớp lót Primer tạo dính bằng chất Bitum dạng lỏng

Bạn có thể dùng lu sơn hoặc chổi quét đều lên bề mặt bê tông, tường, chân nhà,... Ta sẽ đợi khoảng 6 giờ để lớp lót khô lại (sờ lên bề mặt không bị dính tay). Khi đã khô hoàn toàn, ta tiến hành dán màng Bitum chống thấm.

Quét lớp lót Primer tạo dính bằng chất Bitum dạng lỏng
Quét lớp lót Primer tạo dính bằng bitum dạng lỏng
  • Bước 3: Dán màng Bitum chống thấm

Bạn cần trải tất cả các màng ra bề mặt và chuẩn bị đèn khò thổi lên tấm trải. Lưu ý, ta cần đảm bảo rằng bề mặt khò đã được úp xuống dưới. Sau đó, làm nóng đèn khò để làm tan chảy bề mặt và lớp nhầy bám dính. Nếu bề mặt thi công dốc, bạn có thể thi công từ thấp lên cao. Đặc biệt nên phân bổ nguồn điện đều, dùng con lăn hoặc chân ép khò để tạo bề mặt phẳng.

Dán màng Bitum chống thấm
Dán màng Bitum chống thấm
  • Bước 4: Ngâm nước trong một ngày để kiểm tra và hoàn thiện và bàn giao

Tiến hành ngâm nước bề mặt trong một ngày để kiểm tra. Nếu thấy xuất hiện bọt khí cần làm phồng rộp màng và chọc thủng hết lớp bọt. Sau đó, dán chúng đè lên một tấm khác, biên độ chồng mí là 50mm.

 ​​​​​​​Ngâm nước nghiệm thu chống thấm tầng hầm

Ngâm nước nghiệm thu chống thấm tầng hầm

Đơn vị chống thấm ngược tầng hầm uy tín

Công ty Dịch Vụ Chống Thấm 24H là đơn vị dịch vụ uy tín, chất lượng tại TP.HCM. Trải qua 8 năm thành lập, phát triển, công ty không ngừng cải tiến về chất lượng và dịch vụ. Chúng tôi lấy phương châm “ nhanh chóng- an toàn- đảm bảo” là kim chỉ nam hoạt động. Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui và sự kiêu hãnh của công ty.

Ngoài đem đến dịch vụ chống thấm hiệu quả, chúng tôi nhận sửa và nâng cấp nhà cửa. Công ty tự hào khi sở hữu đội ngũ thợ chất lượng cùng máy móc tiên tiến và hiện đại. Chắc chắn khách hàng hài lòng sau khi trải nghiệm dịch vụ tại đây.

Lời kết

Chống thấm ngược tầng hầm là biện pháp ngăn chặn mạch nước chảy vào gây hư hại công trình. Đừng chủ quan nếu công trình của bạn đang gặp tình trạng như vậy. Hãy liên hệ với Dịch Vụ Chống Thấm 24H để nhận tư vấn và thi công nhanh chóng và tiện lợi nhất. Bạn có thể kết nối trực tiếp với chúng tôi qua:

Tác giả bài viết: Châu Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây