Chống thấm trần nhà

Chống thấm trần nhà

Mỗi mùa mưa tới “nỗi âu lo” đối với nhiều gia đình gặp trường hợp trần nhà bị thấm nước. Các vết bong tróc, loang lổ, ẩm mốc gây khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe các thành viên trong gia đình. Có phải bạn đang gặp tình trạng trên và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Cách thi công chống thấm trần nhà như thế nào? Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước? Giá chống thấm dột trần nhà bao nhiêu?

Chống thấm trần nhà chuyên nghiệp
Chống thấm trần nhà chuyên nghiệp – Dịch Vụ Chống Thấm 24H

Tại sao cần xử lý chống thấm trần nhà?

Tại sao cần phải chống thấm dột trần nhà bê tông là câu hỏi rất được nhiều người quan tâm. Với cấu trúc chắc chắn như của bê tông tại sao cần phải chống thấm. 

Nguyên nhân bởi trần nhà bê tông tuy rắn chắc nhưng vẫn có những khoảng cách nhỏ giữa các thành phần, tạo thành mao mạch dẫn nước. Nước mưa và độ ẩm có thể len lỏi qua những khe hở này và thấm vào trần nhà.
Những phòng ở tầng thượng, đặc biệt là sân thượng đọng nước, có nguy cơ cao gây thấm dột. Nước đọng trên sân thượng có thể thấm qua các khe hở, rò rỉ xuống trần nhà bên dưới.

Vì vậy việc chống thấm là cần thiết cho ngôi nhà vừa mang tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo được sức khỏe của gia đình bạn.

Vì sao cần phải chống thấm trần nhà

Vì sao cần phải chống thấm trần nhà

Có thể bạn quan tâm: Tường bị ẩm mốc phải làm sao?

Tác hại khi trần nhà không được chống thấm đúng cách

Chắc chẳng ai muốn cứ mỗi khi trời mưa lại phải lo lắng có những vết thấm, dột vào trong nhà. Lâu ngày trên trần tường nhà còn hình thành các vết loang lổ, mọc rêu nấm mốc trông rất mất thẩm mỹ. Đó là lý do tại sao khi xây nhà chúng ta nên có các biện pháp thi công chống thấm dột trần nhà ngay từ đầu sau khi hoàn thiện phần bê tông.

Nếu không làm chống thấm nhà càng nhanh và xử lý kịp thời có thể gây ra rất nhiều các tác hại. Cụ thể như sau:

  • Nhà bị dột, ướt gây khó chịu: Những ngày mưa lớn có thể làm ướt tường, ẩm mốc, và gây nguy cơ trượt ngã...
  • Mất thẩm mỹ ngôi nhà: Vết loang lổ, rạn nứt trần do thấm nước làm giảm giá trị và vẻ đẹp của ngôi nhà.
  • Tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm: Trần nhà hư hại có thể gây rơi vỡ, không an toàn với người ở bên trong ngôi nhà
  • Ảnh hưởng đến tuổi thọ của ngôi nhà: Công trình thấm dột lâu sẽ giảm sức chịu đựng, ảnh hưởng kết cấu và xuống cấp nhanh chóng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình: Sống trong điều kiện nấm mốc ẩm ướt dễ gây vị khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hậu quả trần nhà không được chống thấm đúng cách

Hậu quả trần nhà không chống thấm đúng cách

Nếu trần nhà nơi bạn sinh sống đang gặp những vấn đề về thấm dột hãy liên hệ xử lý ngay càng sớm càng tốt. Tránh những trường hợp để thấm dột lâu ngày lúc đó mới tìm giải pháp cũng chưa chắc giải quyết được.

Nguyên nhân gây ra thấm trần nhà

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột trần nhà. Cụ thể có các nguyên nhân như sau:

  •  Lỗi thi công chống thấm ban đầu: Thi công không đúng kỹ thuật,  thi công các mép sát nhau không cẩn thận, quét chống thấm không đạt yêu cầu, hoặc sử dụng vật liệu chống thấm  kém chất lượng.
  • Thấm từ sàn nhà phía trên: Nước từ sàn nhà phía trên thấm xuống trần nhà bên dưới, đặc biệt phổ biến ở nhà cao tầng.  Nơi rò rỉ nước có thể là nhà tắm, nhà vệ sinh, sân phơi đồ, nước mưa ứ đọng ở sân thượng.
Nước thấm từ nhà vệ sinh xuống trần nhà
  • Sàn mái trần nhà bị rạn nứt thấm nước: Do tác động của thời tiết và thay đổi nhiệt độ, gây ra các vết nứt nghiêm trọng trên sàn mái, dẫn đến thấm nước từ trên xuống.
Thấm nước do sàn mái bê tông bị nứt
  • Thấm nước do lỗi hỏng từ đường cấp thoát nước: Đường ống nước giữa các tầng bị rò rỉ, khiến nước thấm xuống trần nhà.
Đường ống thoát nước trần nhà bị rò rỉ

Để khắc phục tình trạng trên mời bạn tham khảo bài viết >>>> Chống thấm nhà vệ sinh.

Khi biết được nguyên nhân thấm dột trần nhà vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Bây giờ hãy cùng tìm hiểu những hướng dẫn chống thấm trần nhà hiệu quả nhất nhé.

7 cách chống thấm trần nhà hiệu quả nhất

Khi gặp hiện tượng thấm trần nhà cần có những biện pháp giải quyết khắc phục hiệu quả ngay lập tức. Tránh để hiện tượng này xảy ra lâu ngày gây ra những ảnh hưởng xấu hơn và khó khắc phục hơn. Sau đây là các phương pháp chống thấm dột trần nhà hiệu quả nhất hiện nay.

Chống thấm trần nhà bằng sika

Sika là thương hiệu vật liệu chống thấm nổi tiếng đến từ Thụy Sĩ, được sản xuất bởi công ty Sika AG. Sika được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, đặc biệt hiệu quả cho việc chống thấm sàn, mái và chống dột trần nhà.

 

Chống thấm trần nhà bằng sika

Ưu điểm của việc sử dụng Sika:

  • Tiết kiệm chi phí:  Các sản phẩm của Sika được bán trên thị trường rộng rãi phổ biến với mức giá cực kỳ bình dân và phù hợp với nhiều người.
  • Đơn giản và hiệu quả: Thi công Sika dễ dàng, không đòi hỏi kỹ thuật cao và mang lại hiệu quả chống thấm cao.
  • An toàn và không độc hại: Sản phẩm Sika an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Hiệu quả sử dụng bền lâu: Khả năng kết dính hoàn hảo, chống thấm nước tốt, ngăn chặn hiện tượng ố vàng, mốc đen và gia tăng tuổi thọ công trình.

Các bước thực hiện

Chống thấm trần nhà bị nứt với 3 bước cơ bản như sau
  • Bước 1: Dụng cụ băm, đục, sơn bả,...đồng thời dọn vệ sinh mái trần thật sạch sẽ.
  • Bước 2: Gia cố chống thống các vị trí lỗ rỗng của gạch, học bọng và đường nứt,...
  • Bước 3: Đổ Sika vào những chỗ có vết nứt, rãnh trên trần nhà
  • Bước 4: Tiếp tục phủ thêm một lớp sika chống thấm lên trần nhà. Sau đó quét thêm 2 đến 3 lớp chống thấm nữa rồi đợi từ 3 đến 5 phút cho đến khi hóa chất khô
  • Bước 5: Bây giờ hãy thử bơm một lượng nước lên trần nhà để kiểm tra hiệu quả. Nếu trần nhà không thấm nữa thì tức là bạn đã thành công chống thấm bằng Sika.

Lưu ý: Nếu vết nứt quá rộng thì nên đục lại vị trí đó. Nếu như quá khó xử lý thì hãy sử dụng miếng dán sika chống thấm bằng nhiệt khò nóng để lấp vết nứt hiệu quả nhất.

  • Trường hợp trần nhà không bị nứt: Bạn chỉ cần thi công sơn chống thấm lên bề mặt trần nhà cần chống thấm

Xứ lý chống thấm trần nhà bằng Kova

Kova CT14 là chất chống thấm co giãn cho tường bê tông xi măng, các vật liệu xây dựng. Độ bền của Kova CT14 là từ 5 đến 10 năm còn tùy vào độ nứt, nguyên nhân nứt cũng như chất lượng của công trình.

Kova chống thấm ngược trần nhà

Ưu điểm của việc dùng Kova:

  • Có khả năng chống thấm tuyệt vời và vô cùng bền với các nguyên vật liệu
  • Thích nghi được với nhiệt độ lạnh như ở miền Bắc nên đây là loại chống thấm lý tưởng cho những công trình khó tính, kết cấu phức tạp
  • Khô nhanh, có màng phủ co giãn tốt, dễ thi công.
  • Màu sắc thích hợp dùng trang trí, không bị lão hóa theo thời gian và ánh sáng.
  • Không bị phân hủy do mưa axit hay mưa nước mặn

Các bước thực hiện:

Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ lớp bụi bẩn để khô ít nhất 12h
Bước 2: Trộn nguyên vật liệu
Khuấy 1.25 bột chống thấm CT-14 (B) vào 1 dung dịch MO dạng sửa (A). Tỉ lệ A:B = 1:1.25. Khuấy đều hỗn hợp để tạo nên hỗn hợp dạng nhão hoàn toàn và để yên 5 - 10 phút để phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bước 2: Tiến hành thi công
Dùng chổi hoặc bay trát lên bề mặt vết nứt, miết chặt bề mặt để tăng độ bám dính lên trần nhà. Sau khi lớp chống thấm khô 2 ngày tiếp tục dùng hỗn hợp xi măng, cát để trát đều lên bề mặt chống thấm với độ dày hơn nhiều lần lớp chống thấm.

Lưu ý: Nếu Kova mua về chưa sử dụng hoặc còn tồn dư thì hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và phải đậy kín. Sản phẩm có thể lưu khô được trong 1 năm ở điều kiện khô ráo.

Chống thấm trần nhà bằng phụ gia chống thấm 2 thành phần và bê tông

Đây là một hợp chất phụ gia dạng lỏng. Nó sẽ được dùng để trộn vữa xi-măng, bê-tông có tác dụng làm tăng độ biến dẻo của hồ vữa, hạn chế tối đa tình trạng rạn nứt trần nhà là một trong những nguyên nhân chính gây ra thấm dột. Phụ gia chống thấm 2 thành phần được cho là một " trợ thủ đắc lực" trong các quy trình ngăn ngừa tình trạng thấm dột.

Phụ gia chống thấm 2 thành phần Sika

Ưu điểm:

  • Giúp hồ vữa tăng tính linh động và biến dẻo
  • Giúp giảm sự rạn nứt trên bề mặt trần, đồng thời làm tăng mác và ngăn chặn sự thấm dột của vật liệu.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ trần nhà. Có thể dùng các công cụ vệ sinh chuyên dụng để đảm bảo trần nhà phẳng, sạch nhất
  • Bước 2: Đo kích thước và cắt. Yêu cầu cắt các mép nối cần chống lấn lên nhau từ 50 - 60 mn.
  • Bước 3: Quét lớp lót primer gốc bitum lên bề mặt sàn một lớp mỏng. Làm như vậy để tăng cường độ bám dính cho trần.
  • Bước 4: Dùng đèn khò gas khò phần dưới của màng đến khi bề mặt bitum có độ nóng và bắt đầu chảy mềm ra
  • Bước 5: Dùng đèn khò nóng đốt chảy mép màng
  • Bước 6: Kiểm tra bằng cách bơm nước lên bề mặt đã được khò nóng. Sau đó đợi trong 24 tiếng nếu không có hiện tượng thấm trần tức là bạn đã chống thấm thành công.

Trong thi công hay xây dựng thì các phụ gia này sẽ không thể thay thế cho chất chống thấm sàn bê tông. Nó chỉ đóng vai trò như một “trợ thủ” giúp cho quy trình ngăn ngừa thấm dột được diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn hảo hơn mà thôi.

Cách dùng sơn chống thấm trần nhà

Dùng sơn chống thấm trần nhà là phương án chống thấm quá quen thuộc được sử dụng thường xuyên. Hơn nữa khi sử dụng sơn đem lại sự an toàn cho người thi công và người sử dụng.

Sơn chống thấm trần nhà Dulux

Ưu điểm:

Đây là cách chống thấm trần nhà hiệu quả rất dễ sử dụng, khả năng chống kiềm hoá cao, không độc hại và đảm bảo độ bám tốt hơn. Ngoài ra khi sử dụng sơn thấm trần nhà sẽ không chứa các kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân và các chất độc hại khác.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Trước khi tiến hành sơn bạn nên chú ý vệ sinh trần nhà thật sạch sẽ để đảm bảo khi sơn sẽ không bị loang lổ rất mất thẩm mỹ.
  • Bước 2: Tiến hành quét sơn chống thấm lên trần nhà, chú ý lấp kín những chỗ bị nứt
  • Bước 3: Kiểm tra lại lớp sơn sao cho đảm bảo độ thẩm mỹ nhất nhé.
Tuy nhiên, sơn phủ bề mặt trần nhà thiên về giá trị thẩm mỹ nhiều hơn là chống thấm. Theo thời gian, trần nhà chịu tác động các yếu tố ngoại lực dễ làm rách lớp màng sơn và gây ra tình trạng thấm dột tức thì. Mặc dù có khả năng chống thấm, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho các chất chống thấm được.

Cách chống thấm trần nhà bằng Polyurethane

Các sản phẩm chống thấm được tổng hợp từ Polyurethane chủ yếu là dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng, đóng rắn nguội. Vì vậy chúng rất được ưa chuộng khi sử dụng để chống thấm trần nhà.

Chống thấm trần nhà polyurethane

Ưu điểm của chống thấm trần nhà bằng Polyurethane:

  • Độ bền cực kỳ cao
  • Các sản phẩm dạng lỏng sẽ thi công không mối nối, có khả năng tự san phẳng, thẩm mỹ cao
  • Có độ đàn hồi lớn, độ phủ và khả năng làm liền vết nứt rất cao
  • Có khả năng kháng tia UV
    Chịu được sốc nhiệt trong thời gian ngắn và nhiệt độ thay đổi theo mùa với biến thiên lớn
  • Tính phản chiếu ánh nắng tốt khiến bề mặt như được bảo vệ tuyệt đối, bám dính hầu hết trên mọi bề mặt với chi phí thấp.

Quy trình chống thấm trần nhà bằng Polyurethane:

  • Bước 1: Mài sàn tạo nhám cho bề mặt
  • Bước 2: Lăn lớp lót Primer P11
  • Bước 3: Trộn và sơn lớp Mariseal 270 lên bề mặt
  • Bước 4: Sơn lớp bảo vệ Topcoat T14 lên bề mặt lần nữa.

Lớp này có tác dụng chống rạn nứt và giữ trần nhà bền màu.

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Nhựa đường có thành phần chủ yếu là bitum thường ở dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt và màu đen.

Chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Ưu điểm:

  • Khả năng bám dính mạnh dù là điều kiện nhiệt độ và khí hậu của nước ta
  • Đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao
  • Chịu được áp lực nước tốt
  • Trám bít toàn bộ các vết nứt và những khe hở tốt
  • Có khả năng chống thấm tuyệt đối
  • An toàn, không gây độc hại
  • Có độ bền, tuổi thọ cao

Các bước tiến hành :

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thật cẩn thận. Có thể dùng các búi sắt, giáp sắt, bàn chải sắt hay các thiết bị chuyên dụng vệ sinh để làm sạch bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 2: Nấu nhựa đường sôi lên, sau đó dùng con lăn quét nhựa đường lên toàn bộ bề mặt trần nhà. Chú ý thoa thêm một lượng dầu DO loãng để dễ thấm vào bề mặt bê tông.

Chú ý: Nếu muốn đạt hiệu quả cao thì hãy thực hiện vào lúc trưa nắng. Hãy cẩn thận phủ bạt lên toàn bộ bề mặt để tránh mưa dính vào trong khi chưa quét dầu hắc.

Tham khảo: Nhựa đường chống thấm là gì? Giá bao nhiêu?

Dùng keo chống thấm trần nhà

Đây là phương pháp cũng khá phổ biến và được nhiều hộ gia đình áp dụng. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các vết nứt nhỏ, chân chim, còn trường hợp bị thấm dột nặng trần phải đục bỏ lớp bê tông và chống thấm kỹ lưỡng. 
Quy trình dùng keo xử lý trần nhà bị thấm nước được thực hiện với 3 bước cơ bản như sau:

 

Sử dụng keo chống thấm trần nhà
  • Bước 1: Vệ sinh làm sạch trần, bóc hết các lớp vỏ bên ngoài
  • Bước 2: Sử dụng keo quét một lớp mỏng lên bề mặt trần nhà. Quét 2 lần lên bề mặt lớp keo đã chuẩn bị trước. Lưu ý hãy đợi đến khi lớp thứ nhất khô hãng tiến hành quét lớp thứ hai.
  • Bước 3: Kiểm tra lại khu vực đã quét và chỉnh sửa sao cho đạt độ thẩm mỹ nhất.

Sử dụng miếng dán chống thấm trần nhà

Trong thời gian gần đây, kỹ thuật dùng miếng dán chống thấm trần nhà được khá nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm nổi trội của nó cụ thể như sau:

  • Dễ thi công ngay cả khi nhiệt độ thấp
  • Kết dính tốt trên nhiều loại vật liệu
  • Chịu được thời tiết, tia UV
  • Tự bám dính mà không cần đòi hỏi kỹ thuật cao
  • Sử dụng tiện lợi và cực kỳ an toàn
  • Có thể phủ lớp sơn lên trên bề mặt
  • Có nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng đúng theo nhu cầu và đặc thù của từng công trình.
su dung mieng dan chong tham tran nha

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cắt miếng dán theo kích thước nơi trần nhà bị nứt dột, sau đó tháo bỏ màng bảo vệ.
  • Bước 2: Dùng con lăn lăn mạnh lên bề mặt miếng dán khi đã dán vào trần nhà.

Các mối nối phải dán chồng lên nhau ít nhất 5cm. Mẹo hay cho bạn là hãy dùng máy sấy thổi hơi nóng trong lúc dán, khi đó sẽ làm tăng độ bám dính cho miếng dán.
 

Lưu ý:

Miếng dán chống thấm trần nhà chỉ áp dụng được khi trần nhà bị thấm dột ít. Nếu trần nhà xuất hiện thấm dột nhiều thì hãy dùng các phương pháp bên trên.

Một số lưu ý khi chống thấm dột trần nhà

Quý khách hàng lưu ý thường xuyên kiểm tra trần nhà, đừng để trần nhà bị tình trạng thấm dột lâu ngày mới tìm giải pháp. Khi thấy có dấu hiệu thấm, dột trần nhà thì phải có biện pháp xử lý kịp thời gian. Dưới đây là một số lưu ý khi xử lý trần nhà bị thấm nước mà bạn nên biết để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn:

  • Nắm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm trần. Như vậy khi lựa chọn hay tìm giải pháp cũng sẽ dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Tuyệt đối không bỏ qua bước xử lý bề mặt trước khi thực hiện chống thấm. Nếu có thể hãy loại bỏ lớp sơn trước khi thực hiện thì quy trình chống thấm trần nhà sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn đơn vị thi công chống thấm. Nếu trần nhà bị thấm ít thì có thể tự thực hiện chống thấm ( nếu biết đúng cách). Còn nếu thấm nhiều hay thấm cả trần thì nên lựa chọn đơn vị thi công uy tín, đảm bảo chất lượng.

Báo giá chống thấm trần nhà tại Dịch Vụ Chống thấm 24H

Tùy thuộc vào điều kiện thi công, vận chuyển nguyên vật liệu và giá cả nguyên vật liệu ở từng thời điểm mà giá thi công chống thấm dột trần nhà có thể thay đổi. Vậy nên cần có thợ chống thấm giàu kinh nghiệm đến khảo sát và báo giá một cách chính xác nhất. Nếu là chủ nhà, chủ đầu tư thì bạn nên cân nhắc giữa chất lượng và chi phí. Đừng vì tiết kiệm hơn được một chút ngân sách mà không đầu tư đầy đủ thì về lâu về dài tính ra là tồn nhiều hơn. Vì vậy hãy chọn những vật liệu chất lượng cao một chút để đảm bảo công trình bền đẹp nhé.

Phương pháp thi công

ĐVT

Đơn giá (VND/M2)

Chống thấm và xử lý vết nứt trần nhà bằng sika

M2

Liên hệ

Chống thấm ngược trần nhà bằng Kova CT-14 Gold

M2

Liên hệ

Phụ gia chống thấm 2 thành phần

M2

Liên hệ

Sơn chống thấm trần nhà

M2

Liên hệ

Chống thấm trần nhà gốc Polyurethane

M2

Liên hệ

Liên hệ 0909 899 247 để nhận khảo sát trực tiếp và báo giá miễn phí!

Quy trình tiếp nhận xử lý chống thấm trần nhà tại Dịch Vụ Chống Thấm 24H

Khi phát hiện trần nhà bị thấm dột, nhiều người băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào. Hay không biết tìm dịch vụ nào uy tín để xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả. Vậy bạn có thể thử tham khảo quy trình tiếp nhận xử lý chống thấm trần nhà của Dịch Vụ Chống Thấm 24h. Qua đó sẽ giúp bạn được yên tâm hơn khi đưa ra lựa chọn nhé!
1. Liên hệ và tư vấn:
  • Khách hàng liên hệ qua fanpage hoặc hotline của Dịch Vụ Chống Thấm 24H để được tư vấn miễn phí về tình trạng thấm dột trần nhà.
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp sẽ tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nghiêm trọng và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
2. Khảo sát và báo giá:
  • Kỹ thuật viên sẽ đến tận công trình để khảo sát thực tế, xác định nguyên nhân gây thấm dột và đưa ra phương án thi công tối ưu nhất.
  • Dựa trên kết quả khảo sát, Dịch Vụ Chống Thấm 24H sẽ báo giá chi tiết cho khách hàng, bao gồm giá vật liệu, nhân công và thời gian thi công.
3. Thi công chống thấm:
  • Sau khi khách hàng đồng ý với phương án thi công và báo giá, đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành thi công chống thấm trần nhà một cách chuyên nghiệp và cẩn thận.
  • Quy trình thi công bao gồm các bước:
    • Làm sạch bề mặt: Loại bỏ vữa thừa, sỏi đá và bụi bẩn để đảm bảo độ bám dính tốt nhất cho vật liệu chống thấm.
Làm sạch bề mặt chống thấm trần nhà
Làm sạch bề mặt chống thấm trần nhà
  • Quét vật liệu chống thấm: Sử dụng loại vật liệu chống thấm phù hợp với từng vị trí và nguyên nhân gây thấm dột.
Quét vật liệu chống thấm trần nhà
Quét vật liệu chống thấm trần nhà
  • Thi công chống thấm: Thực hiện thi công theo đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và độ bền cho công trình.
  • Bảo dưỡng: Bảo dưỡng bằng nước mỗi sáng, chiều, ít nhất trong 3 ngày và  phải cán vữa tạo dốc trong vòng từ 5 ngày sau đó lên trên bề mặt chống thấm trần nhà.

Cam kết của chúng tôi khi thực hiện chống thấm trần nhà

Dịch Vụ Chống Thấm 24H là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp dịch vụ chống thấm trần nhà với nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng bởi những cam kết như sau:

  • Tận tâm, nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
  • Chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm.
  • Chúng tôi sử dụng các loại vật liệu chống thấm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Đảm bảo hiệu quả chống thấm triệt để, bền vững theo thời gian.
  • An toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Cam kết phương án chống thấm hợp lý, hiệu quả với giá cả cạnh tranh nhất.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình cùng quy trình thi công khoa học, Dịch Vụ Chống Thấm 24H cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chống thấm trần nhà uy tín, chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất.

Đội ngũ Dịch Vụ Chống Thấm 24H - Chuyên chống thấm trần nhà

Một số câu hỏi thường gặp

Những nguyên tắc khi chống thấm trần nhà là gì?

Để chống thấm trần nhà được hiệu quả cần đảm bảo vệ mặt trần nhà được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, ổn định. Cần loại bỏ các vết loang lổ rêu mốc, tảo nấm bằng các hóa chất thích hợp.

Có thể sử dụng chất chống thấm trần nhà với sơn nội, ngoại thất hay không?

Hoàn toàn có thể. Cách thức thực hiện bạn có thể sơn một lớp sơn lót để chống kiềm từ vào trong trần nhà, 2 lớp sơn chống thấm và 2 lớp sơn phủ bên ngoài để bảo vệ lớp chống thấm được tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như liệt kê một số giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Để đưa ra được lựa chọn chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà của mình bạn cũng cần có một số hiểu biết nhất định. Dịch vụ chống thấm 24H chuyên chống thấm tại bình dương, chống thấm tại tphcm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay muốn liên hệ xử lý chống thấm hãy liên hệ ngay tới hotline của Dịch vụ chống thấm 24h để được hỗ trợ một cách nhanh nhất nhé!

Hot Line: 0909 899 247 - 0906 889 247

Địa chỉ VP: 11/22 XVNT P17 Q Bình Thạnh Hồ Chí Minh.
Trụ sở: 20/76 Nguyễn Thiện Thuật P24 Quận Bình Thạnh HCM.

Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách.

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây