Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

Thứ năm - 21/01/2021 04:57
Tình trạng nhà bị nứt có thể gây nguy hiểm và mất an toàn cho các thành viên trong gia đình. Tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng nứt trần nhà và cách xử lý tại đây.

Trần nhà bị nứt, tường nhà bong tróc là một trong những vấn đề thường gặp trong các ngôi nhà. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố có thể do nhà cũ bị xuống cấp, nền móng bị lún, hoặc rò rỉ nước…

Vậy trần nhà bị nứt có nguy hiểm không??? Có cách nào để xử lý nứt trần nhà hiệu quả không??? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng những thông tin bên dưới đây sẽ giúp “bắt đúng bệnh, chữa đúng cách”.

Trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Trần nhà bị nứt có gây nguy hiểm không?

Trên trần nhà xuất hiện những vết nứt rộng làm gia chủ luôn bất an, lo lắng. Những vết nứt cho thể gây mất an toàn cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải vết nứt trần nhà nào cũng nguy hiểm. Đối với những vết nứt nhỏ, nứt chân chim, nứt do thấm dột thì chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của căn nhà.

Về mức độ nguy hiểm, trần nhà bị nứt có thể chia thành hai loại:

Vết nứt nhỏ:

  • Loại vết nứt: Thường là nứt vữa và hầu như không phát triển thêm.
  • Ảnh hưởng: Chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình mà không ảnh hưởng đến kết cấu toàn ngôi nhà.
  • Mức độ nguy hiểm: Không nguy hiểm đối với sự an toàn của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, những vết nứt do thấm dột có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển ảnh hưởng sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vết nứt và bong tróc trần nhà nhỏ
Vết nứt và bong tróc trần nhà nhỏ

Vết nứt sâu, dài, rộng:

  • Loại vết nứt: Thường là nứt sâu, nguyên nhân có thể liên quan đến kết cấu nền móng hoặc kết cấu quá tải. Đặc điểm nhận biết là nứt cổ trần, nứt ngang trần nhà, nứt góc trần.
  • Ảnh hưởng: Có thể ảnh hưởng đến kết cấu bê tông và toàn bộ ngôi nhà.
  • Mức độ nguy hiểm: Nếu không được xử lý sớm, có thể dẫn đến tình trạng sụt lún nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng và tài sản của gia đình, cũng như của những hộ dân xung quanh.
Nứt ngang trần nhà
Vết nứt và bong tróc trần nhà nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến trần nhà bị nứt gãy

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt dột trần nhà. Chúng ta không thể liệt kê hết tất cả. Nhưng theo kinh nghiệm xây dựng, sửa chữa nhà lâu năm, hầu hết các trường hợp nứt trần nhà mà các chuyên gia chúng tôi gặp phải có thể kể đến như sau:

  • Rò rỉ nước từ bồn tắm, bồn rửa, hoặc nhà vệ sinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây nứt trần nhà và thấm nước. Nước ngấm vào trần nhà có thể làm cho vật liệu bị trương nở, gây ra các vết nứt.
  • Độ ẩm cao và biến động nhiệt độ cũng có thể gây nứt trần nhà. Khi độ ẩm cao, vật liệu trần nhà có thể bị nở ra. Khi nhiệt độ giảm, vật liệu sẽ co lại, gây ra các vết nứt.
  • Nhà bị lún nền móng có thể gặp vấn đề kết cấu và nứt trần. Nền móng bị sụt lún có thể khiến các bức tường và trần nhà bị lệch, gây ra các vết nứt. Loại vết nứt này thường có mức độ nguy hiểm cao. Đặc biệt, nhà mới xây bị nứt trần thì 99% là do kết cấu có vấn đề.
  • Sàn tầng trên và áp mái quá tải trọng. Trọng lượng quá mức có thể khiến các bức tường và trần nhà bị yếu đi, gây ra các vết nứt.
  • Do đơn vị thi công thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn kém, không tuân thủ các nguyên tắc kết cấu kỹ thuật khi thi công.
  • Nứt trần nhà do tác động của ngoại lực.
  • Ngoài ra, gia chủ thường bỏ qua giai đoạn chống thấm trần nhà. Lớp chống thấm như là “Khiên bảo vệ” giúp công trình tránh khỏi các tác động của nắng, mưa, thời tiết.

Đối với những công trình không được xây dựng đúng cách dẫn đến trần nhà bị nứt có thể gây nguy hiểm. Đây là "trích dẫn" bài báo - Người dân bất an sống trong chung cư nứt trần nhà rơi nguyên mảng!

Nhà bị nứt cột và cổ trần do kết cấu


Nhà bị nứt cột và cổ trần do kết cấu

Nếu bạn phát hiện các vết nứt trần nhà nghiêm trọng, thì nên thuê đơn vị tư vấn và xử lý ngay lập tức. Tình trạng diễn ra lâu dài, làm hỏng kết cấu công trình nặng hơn, gây nguy hiểm. Trường hợp xấu nhất có thể phải tháo dỡ và xây nhà lại.

Trần nhà bị nứt do kết cấu cũng có thể gây nứt tường nhà. Và đây là, cách chống thấm tường nhà hiệu quả: https://dichvuchongtham.vn/chong-tham/chong-tham-tuong/

Độ sâu vết nứt cho phép của trần nhà là bao nhiêu?

Tính trạng của vết nứt trên bề mặt trần nhà được quy định bằng các thông số độ rộng cho phép, phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân của nứt. Dưới đây là các giới hạn kích thước cho phép của vết nứt trên các phần khác nhau trong cấu trúc bê tông:

  • Vết nứt dầm, sàn bị võng: Không vượt quá 1mm
  • Vùng giữa phần nhịp của dầm chịu kéo: Không vượt quá 0.5mm
  • Vết nứt cốt thép của dầm, sàn bị ăn mòn: Không vượt quá 1mm
  • Vết nứt để chịu lực có vết nứt dạng thẳng đứng: Không vượt quá 1mm
  • Vết nứt vì lực cắt: Không vượt quá 0.4mm
  • Vết nứt dạng đan xiên của tường: Không vượt quá 0.4mm
  • Vết nứt dạng ngang của thanh cánh hạ: Không vượt quá 1mm
Vết nứt sâu đặc biệt nguy hiểm cần xử lý nhanh chóng

Vết nứt sâu đặc biệt nguy hiểm cần xử lý nhanh chóng

Các giới hạn này được quy định để đảm bảo tính an toàn và độ bền của cấu trúc bê tông. Trong trường hợp vết nứt vượt quá giới hạn cho phép, bạn cần sự tư vấn của chuyên gia xây dựng để xác định nguyên nhân và có biện pháp sửa chữa, xử lý kịp thời.

Để được tư vấn và đánh giá hiện trạng công trình bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0909 899 247.

Xử lý nứt trần nhà chân chim, vết nứt nhỏ

Đối với các vết nứt trần nhỏ thường bắt nguồn từ khu vực thùng bể chứa nước, nhà vệ sinh ở khu vực phía trên. Nguyên nhân có thể do rò rỉ từ hệ thống thoát nước.

Trần nhà bị ố vàng do thấm nước

  • Sử dụng sơn chống thấm có khả năng khô nhanh trong 1-2 giờ để làm mới trần nhà chỉ mới bị ố vàng.
  • Trước khi sơn, hãy đảm bảo là bề mặt nứt đã được làm sạch và làm khô.

Trần nhà bị nứt nhỏ gây dột

  • Sử dụng hỗn hợp cát, xi măng, và chất chống thấm để trám lại các vết nứt. Đối với những vết nứt lớn, có thể cần phải mở rộng để đảm bảo việc trám khe nứt được thực hiện hiệu quả.
  • Đảm bảo bề mặt trước khi trám đã được làm sạch để đảm bảo sự kết dính tốt của hỗn hợp trám.
Sơn chống thấm trần nhà
Sơn chống thấm trần nhà

Trong quá trình xử lý có những lưu ý sau:

  • Kiểm tra ống thoát nước để ngăn nước thoát vào các vị trí như mặt tường, đỉnh, của sổ, và chỗ nối giữa mái.
  • Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế các phần hỏng hóc của hệ thống thoát nước để đảm bảo không có rò rỉ nước gây hại đến trần nhà.

Xử lý nứt cổ trần, nứt trần ngang, vết nứt lớn

Khi trần nhà bị nứt ngang và có vết nứt lớn, việc xử lý đòi hỏi sự chuyên nghiệp và các phương pháp công nghệ cao. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến mà các đơn vị thi công thường sử dụng để xử lý tình trạng này:

Xử lý nứt trần nhà bằng máy bơm áp lực

Phương pháp xử lý nứt trần nhà bằng máy bơm keo Epoxy là một quy trình chuyên sâu được sử dụng cho các cấu trúc bê tông có độ dày lớn (>= 30cm), đặc biệt là khi xuất hiện các vết nứt lớn và phức tạp. Phương pháp này sử dụng keo Epoxy có độ kết dính cao, chống thấm hiệu quả và tăng độ bền cho cấu trúc.

Dùng máy bơm keo xử lý nứt trần nhà

Dùng máy bơm keo xử lý nứt trần nhà

Chuẩn bị vật liệu

  • Keo Epoxy: Sử dụng keo Epoxy chất lượng cao như PU 888, PU 999, PU 3103 để bơm vào bên trong vết nứt. Keo Epoxy giúp kết dính mạnh mẽ, chống thấm hiệu quả và tăng độ bền cho cấu trúc.
  • Vữa chống thấm đàn hồi: Sử dụng vữa chống thấm có đặc tính đàn hồi như sika latex để trát bề mặt và bảo vệ lớp keo Epoxy.

Quy trình thi công

Bước 1: Xác định vết nứt

Dò tìm vết nứt để xác định vị trí và mức độ thấm. Khoanh vùng vết nứt cần xử lý để tập trung thi công chống thấm.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

Đục rộng vết nứt để tiếp cận lớp bê tông bên dưới. Tiến hành khoan lỗ để gắn kim bằng máy khoan, mỗi lỗ khoảng 10-15cm.

Bước 3: Gắn kim và trát vữa chống thấm

Gắn kim bơm keo theo chiều dọc của vết nứt. Trát vữa chống thấm đàn hồi (sika latex) để bảo vệ và tăng cường kết dính.

​​​​​​​Gắn kim bơm keo epoxy xử lý nứt cổ trần

Gắn kim bơm keo epoxy xử lý nứt cổ trần

Bước 4: Bơm keo Epoxy

Bơm keo Epoxy vào sâu trong vết nứt để phủ kín và củng cố cấu trúc. Kiểm soát áp lực bơm để đảm bảo vật liệu đi sâu hoàn toàn vào trong vết nứt.

Bước 4: Trát và hoàn tất

Sau khi keo khô, tiến hành tháo kim và trát vá lại bằng vữa chống thấm. Quét toàn bộ vết nứt bằng vữa chống thấm để hoàn tất quá trình xử lý.

Tham khảo: Top các loại keo chống thấm tốt nhất

Xử lý nứt trần bằng Xi lanh

Đây là cách xử lý chống thấm ngược trần nhà bị nứt bằng xi lanh là một giải pháp hiệu quả cho các vết nứt có độ rộng từ 0,5 mm đến 2mm và độ dày của bê tông nhỏ hơn 30cm. Keo Epoxy sẽ được bơm vào bên trong các khe nứt bằng xi lanh để lấp đầy các vết nứt và tăng cường khả năng chống thấm.

Dùng xi lanh bơm keo Epoxy xử lý nứt trần nhà

Dùng xi lanh bơm keo Epoxy xử lý nứt trần nhà

Chuẩn bị vật liệu

  • Keo Epoxy bơm TCK-E206 hoặc TCK-E500 hoặc TCK-1400 (Xuất xứ Hàn Quốc)
  • Keo Epoxy trám trét TC-1401

Quy trình thi công

Bước 1: Kiểm tra và xác định vị trí vết nứt

  • Mài hoặc chà sắt vùng nứt để chuẩn bị bề mặt cho việc sửa chữa.
  • Lau sạch bề mặt để loại bỏ dầu mỡ và chất bẩn.

Bước 2: Dán nắp ống bơm xi lanh

  • Sử dụng keo Epoxy trám trét TC-1401 để dán chặt nắp ống bơm xi lanh vào vị trí đã xác định.
  • Khoảng cách giữa các nắp ống bơm là khoảng 20 – 25 cm, tùy thuộc vào độ rộng của vết nứt.

Bước 3: Trám trét vết nứt

  • Trát keo Epoxy TC-1401 dọc theo bề mặt vết nứt để ngăn keo tràn ra ngoài khi bơm.

Bước 4: Bơm Keo Epoxy bằng xi lanh

  • Sau khi keo trát đã khô cứng (khoảng 3 giờ), sử dụng xi lanh hút vật liệu keo Epoxy (TCK-E206, TCK-E500, hoặc TCK-1400) để bơm vào đường nứt.
  • Ngừng bơm khi keo đầy và trào ra ngoài vết nứt.
  • Gỡ bỏ nắp ống bơm xi lanh sau khi vết nứt đã đủ cứng (khoảng 3 giờ).
  • Mài và hoàn thiện bề mặt, loại bỏ những vết keo còn dính lại là hoàn tất.

Xử lý nứt trần nhà cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V

Đối với những vết nứt vừa phải, có thể nhiều và chồng chéo lên nhau, vết nứt không quá 1mm. Ta có thể sử dụng phương pháp cắt mặt sàn bê tông và gia cường lưới thủy tinh chống thấm. Quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định chính xác vị trí của vết nứt trên bề mặt trần nhà.

Bước 2: Cắt mở rộng vết nứt

  • Sử dụng máy cắt cầm tay để cắt mở rộng vết nứt.
  • Cố gắng cắt theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm.
Xử lý nứt trần nhà từ vị trí sàn mái

Xử lý nứt trần nhà từ vị trí sàn mái

Bước 3: Chống thấm và lưới thủy tinh

  • Quét phụ gia chống thấm ( Sika Latex + xi măng + nước) lên vết nứt. Sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên bề mặt sàn.
  • Rải lưới thủy tinh gia cường ngay khi lớp chống thấm chưa khô.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu

  • Ngâm thử nước để kiểm tra tính chống thấm.
  • Tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình sau khi đã hoàn tất.

Lưu ý: Trong trường hợp tình trạng nứt quá phức tạp hoặc không thể tự xử lý, việc tư vấn từ đơn vị chuyên nghiệp là rất quan trọng. Họ có thể đưa ra giải pháp tối ưu và đảm bảo tính an toàn và bền vững của công trình.

Một số điều nên lưu ý khi xử lý nứt trần nhà

Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nứt trần nhà và cách xử lý phù hợp.

Đối với những trường hợp nhẹ, sơn chống thấm có thể là giải pháp nhanh chóng và chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, nếu vết nứt lớn và nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm đến sự giúp đỡ của các đơn vị thi công chuyên nghiệp để được đánh giá chính xác và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó là các tranh thiết bị, máy móc chuyên nghiệp để xử lý nứt trần nhà hiệu quả nhất

Xem thêm: Báo giá thi công chống thấm trần nhà

Lưu ý rằng việc đề phòng và giảm thiểu nguy cơ nứt trần cũng đòi hỏi sự chú ý đến nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sử dụng dịch vụ chống thấm từ giai đoạn xây dựng có thể ngăn chặn vấn đề từ đầu.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn cải tạo công trình, dịch vụ sửa chữa chống thấm hoặc tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ với Dịch Vụ Chống Thấm 24H qua Hotline 0909 899 247.

Tác giả bài viết: Châu Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây