Hiện tượng tường bị nứt ngay cả khi nhà mới xây đã trở thành nỗi lo của nhiều gia chủ. Bởi vì chúng không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn gây với gia chủ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nứt tường và cách khắc phục ra sao? Dịch Vụ Chống Thấm 24H sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn.
Nhìn chung, tường bị nứt thường xảy ra ở hầu hết các ngôi nhà. Kể cả những ngôi nhà mới xây cũng không phải ngoại lệ. Điều này khá dễ hiểu bởi có rất nhiều nguyên nhân tác động đến công trình.
Móng là bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu của một ngôi nhà hay bất kỳ công trình nào khác. Đây là phần sẽ quyết định đến tuổi thọ của các công trình này. Vì vậy, nếu móng nhà không được đảm bảo kiên cố, các kết cấu khác sẽ bị ảnh hưởng.
Khi công trình được xây trên nền đất yếu, trũng thì ép cọc không đều và hay sai lệch. Việc này sẽ khiến nền móng dễ bị lún và nứt tường sau một thời gian ở. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhà mới xây bị nứt tường.
Nền đất yếu kém ổn định dẫn đến nứt tường
Các vấn đề kỹ thuật của đơn vị thi công cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tường. Điển hình là các biểu hiện sau:
Chất lượng của bê tông cốt thép không đạt chuẩn sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tường bị nứt ngang. Việc sử dụng các loại sơn khác nhau hoặc trong quá trình vữa xi-măng chưa khô hoàn toàn cũng khiến tường bị nứt.
Nếu thi công xây dựng trong thời tiết nắng nóng gay gắt thì nước sẽ bị bốc hơi nhanh. Khi đó, quá trình co ngót sẽ diễn ra sớm hơn và dẫn đến hiện tượng tường bị nứt.
Đồng thời, Việt Nam là nước có thời tiết nóng lạnh đan xen. Theo quy luật lạnh co vào và nóng giãn ra, tường nhà cũng bị biến đổi theo điều kiện thời tiết. Sự co dãn đột ngột này sẽ dẫn tới các vết nứt trên tường.
Tường bị nứt do tác động của thời tiết
Nếu tường nhà bị nứt chân chim, nứt nông hay nứt sơn thì bạn không cần quá lo lắng. Cơ bản là những vết nứt tường này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kết cấu ngôi nhà. Tuy nhiên, nó sẽ làm giảm tính thẩm mỹ khi nhìn vào.
Nếu tường bị nứt sâu thì đây không chỉ là mất thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hậu quả. Tình trạng này sẽ khiến rơi lớp gạch vữa, khi trời mưa thì sẽ bị thấm dột. Rạn nứt lâu ngày còn khiến kết cấu ngôi nhà bị đứt gãy, tồi tệ hơn là sập nhà. Điều này có thể là mối đe dọa rình rập đối với sự an toàn của cả gia đình.
Tham khảo thêm: Trần nhà bị nứt và cách xử lý hiệu quả
Nhìn chung, tình trạng tường bị nứt hoàn toàn có thể khắc phục được. Bạn có thể tham khảo những cách sau đây.
Trong trường hợp tường bị nứt các vết nhỏ, chân chim thì cách khắc phục tương đối đơn giản. Bạn có thể sử dụng vữa già xi măng và cát mịn để trát vào vị trí hở. Hoặc bạn có thể dùng keo xịt chuyên dụng, băng keo Silicone để xử lý các vết nứt tường nhỏ này.
Tường bị nứt chân chim
Trong trường hợp phát hiện tường bị nứt lớn, chủ nhà cần phải xử lý nhanh chóng. Bởi vì khi đó, các vết nứt này lan nhanh làm cho vùng tường xung quanh cũng bị nứt theo.
Các vết nứt ở mép cửa, nhất là các góc trên xuất hiện do đà lanh tô không đủ chuẩn. Hoặc nó có thể do hoạt động đóng - mở cửa quá mạnh. Vì thế, bạn cần đúc hoặc làm đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm.
Với các vết nứt đầu cửa, bạn hãy đục lấy đà lanh tô và thay bằng đà khác đạt chuẩn. Nếu bạn chỉ đập vỡ đồ đà lanh và đắp vữa mới thì độ cứng tăng không nhiều. Sau một thời gian, các vết nứt sẽ lại tiếp tục xuất hiện.
Tường bị nứt ở mép cửa
Với vết nứt sâu xuyên qua tường, bạn nên quan sát tình trạng này có tăng thêm hay không. Tường bị nứt sâu sẽ ảnh hưởng đến các lớp gạch cũng sẽ bị nứt. Trường hợp này rất khó khắc phục. Bạn nên liên hệ với đơn vị thi công chống thấm chuyên nghiệp để nhanh chóng xử lý.
Tường bị nứt sâu xuyên qua tường
Tường bị nứt xiên ngang xuất hiện ở nhiều mảng tường của các tầng khác nhau. Vị trí có thể ở sát mép sàn, gần các cột, đồng thời xiên vào giữa tường. Hoặc đôi khi nó xuất hiện ở góc dưới của bậu cửa sổ và xiên xuống dưới.
Nguyên nhân gây ra vết nứt xiên ngang là do nhà bị lún. Các thao tác đục rỗng vết nứt, đóng đỉa để vá vết nứt chỉ là giải pháp tạm thời. Chúng không hiệu quả vì chưa ngăn chặn được nguyên nhân cốt lõi gây ra vết nứt. Tất nhiên, tường sẽ lại bị nứt, thậm chí còn có thể nứt ở vị trí xung quanh đó.
Để khắc phục triệt để, bạn cần thực hiện biện pháp chống lún. Biện pháp này xử lý khá khó và tốn kém. Bạn nên tìm đến các đơn vị thi công xử lý vết nứt bê tông chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.
Vết nứt xiên ngang tường
Nhiều nhà mới xây xảy ra tình trạng tường bị nứt. Lúc này sẽ kéo theo hiện tượng tường bị thấm dột dù chỉ do các vết nứt nông và hẹp. Bên cạnh việc xử lý vết nứt, gia chủ cần tiến hành thêm các biện pháp chống thấm.
Cách chống thấm tường bị nứt đơn giản và tiết kiệm nhất đó là bơm dung dịch chống thấm. Dung dịch này sẽ tái tạo tính liên kết tường gạch ở bên trong. Tiếp theo, bạn dùng vữa để trát lại lớp bề mặt bên ngoài để che đi vết nứt.
Tường bị nứt chống thấm dột bằng dung dịch chống thấm
Nếu gạch ốp tường bị nứt vỡ do chất lượng kém, bạn bắt buộc phải thay mới hoàn toàn. Bởi vì khi bạn chỉ sửa chữa thì vết nứt vẫn sẽ vỡ sau 1 thời gian ngắn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã xử lý chống thấm trước rồi mới tiến hành ốp gạch mới.
Trường hợp gạch ốp tường nứt do tác động vật lý thì bạn chỉ cần thay thế những viên gạch đã hỏng. Cách thay thế sẽ tiến hành theo 5 bước:
Thay thế gạch ốp tường bị nứt
Tùy theo mức độ và nguyên nhân khiến tường bị nứt, bạn có thể khắc phục theo 6 cách trên. Nếu vết nứt khó khắc phục, bạn hãy tìm kiếm sự trợ giúp của đơn vị thi công chuyên nghiệp. Những người thợ tay nghề cao sẽ giúp bạn khắc phục, xử lý tường bị nứt hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng nên thực hiện kết hợp với biện pháp chống thấm với vết nứt sâu.
Như vậy, bài viết đã nêu ra chi tiết các nguyên nhân dẫn đến tường bị nứt. Hy vọng bạn có thể kịp thời phát hiện và phân biệt được các loại vết nứt này. Nếu bạn đang gặp tình trạng tường bị nứt… thì hãy nhanh tay gọi tới số hotline: 0909899247 để được nhận hỗ trợ tư vấn. Ngoài ra, xin mời bạn ghé thăm trang web: Dịch Vụ Chống Thấm 24H để biết thêm nhiều thông tin chi tiết.
Tác giả bài viết: Châu Thái
Ý kiến bạn đọc
Những tin liên quan