Kinh nghiệm xử lý tường bị thấm từ chân lên

Thứ ba - 25/05/2021 11:16
Hướng dẫn xử lý tường nhà bị thấm từ chân lên hiệu quả triệt để 100%. Áp dụng chống thấm đối với tường nhà mới xây dựng, tường nhà cũ đã xây dựng lâu năm bị thấm dột.

Vào những ngày mưa, nhà thường bị thấm ngược chân tường, thậm chí có thể xảy ra hiện tượng nước tràn vào nhà. Điều này gây khá nhiều bất tiện cho người ở và làm cho ngôi nhà xuống cấp. Để khắc phục hiện tượng này người sử dụng phải dùng biện pháp chống thấm ngược chân tường để xử lý tường bị thấm từ chân lên. Cùng đọc bài viết dưới đây để xử lý ngôi nhà của bạn nhanh chóng nếu không may bị thấm chân tường nhé!

 

Xử lý tường bị thấm từ chân lên

Phương pháp xử lý tường bị thấm từ chân lên

Trước khi tìm phương pháp xử lý cho tường bị thấm việc đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra hiện tượng này để tìm cách giải quyết. Vậy những nguyên nhân phổ biến bắt nguồn từ đâu:

  • Đường ống dẫn nước lâu ngày bị rò rỉ, mưa thấm từ phía bên ngoài hoặc nước từ các sàn thấm vào gạch xây tường…
  • Vào những ngày mưa hoặc ngày thời tiết không tốt. Khi có điều kiện hơi nước và hơi ẩm nhiều, chúng sẽ hút và sau đó đưa một phần nước lan lên phần tường trên, phần còn lại giữ lại chân tường và gây thấm nước, ẩm mốc.
  • Khi xây dựng phần móng, phần chân tường, thợ không sử dụng đủ vữa xi măng, tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là một trong những điều kiện khá lý tưởng để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.
  • Khi thi công các công tác chống thấm tường bị bỏ qua ngay từ đầu, hoặc chống thấm không đúng cách.
  • Nhà ở các vị trí thấp trũng nước. Điều này khiến hơi ẩm từ đất nền mao dẫn lên theo những mạch vữa xây và gạch.
  • Nhà xây tường chịu lực không có móng bê tông cách ẩm.
  • Vị trí tường tiếp giáp sát cạnh với tường nhà hàng xóm.
Chân tường bị thấm dột

Khi đã tìm ra nguyên nhân thì hãy tìm đến biện pháp xử lý chống thấm chân tường. Suy nghĩ, làm thế nào để chọn được phương pháp phù hợp. Tham khảo một vài sản phẩm chống thấm chất lượng mới nhất mà chúng tôi cung cấp để giúp bạn bảo vệ ngôi nhà khỏi bị thấm nước từ bên ngoài là:

  • Lớp phủ chống thấm bê tông Maxka, đây là một sản phẩm với 1 hoặc 2 thành phần gốc Polymer giống như xi măng phủ lên bề mặt tường bê tông.
  • Lớp tráng phủ bê tông gốc Silicat sẽ phản ứng với các thành phần trong tường xây và bê tông tạo thành lớp phủ chống thấm cho tường. Tuy nhiên, lớp phủ này chỉ có thể được sử dụng trên các bức tường xi măng, tường gạch.
  • Sơn chống thấm, tương tự như sơn tường Acrylic, với sự khách biệt chính là nó mang lại hiệu suất chống thấm tốt hơn và có tính co giãn. Việc này rất quan trọng khi chọn một công thức thoáng khí được thiết kế đặc biệt cho phép bức tường thở và loại bỏ độ ẩm. Đối với sản phẩm này bạn có thể áp dụng cho tất cả các bề mặt đã sơn trước đó. Cho phép lựa chọn nhiều màu khác nhau.

Quy trình xử lý tường bị thấm từ chân lên

Cùng tham khảo quy trình xử lý tường bị thấm dưới đây để áp dụng cho ngôi nhà của bạn nếu không may chúng bị thấm. Sẽ có những bước được bỏ qua nếu nhà bạn không có nhé!

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

Bề mặt các hạng mục, vị trí thi công cần được làm sạch các mảng bám, bụi bẩn, xịt rửa sạch bằng nước sạch. Cần đảm bảo bề mặt bê tông đã được ngậm đủ bão hòa nước trước khi bắt đầu tiến hành thi công. Công đoạn vệ sinh bề mặt là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho các bước sau đạt được hiệu quả.

Vệ sinh bề mặt chân tường

Bước 2: Xử lý đối với ống xuyên sàn bằng băng Maxka

Dùng băng trương nở MaxKa tiến hành quấn quanh ống, cổ ống, khớp mí nối cẩn thận kín quanh cổ ống. Sau đó dùng bay trát vữa đổ bù không co ngót đổ đầy vào các vị trí thủng cổ ống. Bạn cần tô phủ 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông. Mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp còn lại thì thi công ngay khi lớp thứ 1 khô. Cho đến khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, phù nhẹ nhàng lớp vữa ximăng + cát (ta gọi là vữa bảo vệ) dày khoảng 10mm lên trên.

Chống thấm cổ ống xuyên sàn

Bước 3: Đối với vách bê tông

Thi công phủ lớp với 2 lớp vữa chống thấm lên bề mặt và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 sẽ được tiến hành thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, chờ đến khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, tiến hành phủ nhẹ nhàng lớp vữa ximăng + cát (ta gọi là vữa bảo vệ) dày khoảng 10mm lên trên như thế sẽ bảo vệ được tường tốt hơn.

Chống thấm tường từ chân lên

Bước 4: Đối với sàn bê tông

Tiến hành thi công phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp ( độ dày của mỗi lớp khoảng 2mm) sau khi lớp thứ nhất khô thì thi công lớp thứ 2, rồi phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ thật nhão dày khoảng 10mm lên trên để bảo vệ.

Thi công theo khuynh hướng giật lùi để tránh việc giẫm đạp lên các bề mặt khi chưa khô. Thông thường sẽ được thực hiện từ trong ra ngoài để đảm bảo cho việc bảo vệ nền nhà đã thi công.

Thi công chống thấm sàn

Bước 5: Đối với mạch ngừng tiếp giáp giữa tường và sàn

Để thực hiện bước này, bạn cần quét một lớp vữa loãng chống thấm Maxka (vật liệu dành riêng cho vị trí mạch ngừng tường và sàn). Sau đó, gập vuông góc lưới thủy tinh cao khoảng 20cm và phủ rộng khắp trên mặt sàn . Sau đó, dùng chổi cọ quét 2 lớp chống thấm chuyên biệt của MaxKa lên sàn.

Lớp thứ 2 thực hiện thi công khi lớp thứ nhất khô, ngay sau đó tiến hành phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ thật nhão dày khoảng 10mm lên trên bề mặt để bảo vệ sàn và tường.

  • Chú ý khi thi công công trình

Đối với các hạng mục thực hiện trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo sau khi thi công chống thấm. Hãy phụ thuộc vào ngôi nhà của bạn, hãy sử dụng những bước phù hợp để xử lý.

  • Yêu cầu khi thi công công trình

Sau khi thi công khoảng 12 giờ cần được bảo dưỡng bằng nước.

Nên cán vữa tạo dốc (vữa hoàn thiện) trong vòng từ 1 đến 5 ngày sau khi thi công.

Trên đây là các phương pháp xử lý tường bị thấm từ chân lên mà chúng tôi cung cấp đến các bạn. Hi vọng với những thông tin bổ ích này bạn có thể tìm cho mình một phương án xử lý phù hợp để bảo vệ cho tổ ấm yêu thương của mình nhé!

Tác giả bài viết: Châu Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây