Chân tường bị thấm khiến ngôi nhà của bạn mất thẩm mỹ, không đảm bảo vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Tham khảo bài viết này để biết cách chống thấm chân tường đạt hiệu quả tối ưu, độ bền lên đến 20 năm.
Mục lục:
1. Nguyên nhân nào khiến cho chân tường nhà bị thấm?
2. Cách chống thấm chân tường truyền thống
3. Giải pháp chống thấm chân tường kỹ thuật cao
4. Một số lưu ý khi thực hiện chống thấm
5. Tại sao Dịch Vụ Chống Thấm 24H là địa chỉ chống thấm đáng tin cậy nhất
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm. Trong đó, những nguyên nhân cơ bản nhất gồm có:
- Bị ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng gốc: Vật liệu xây dựng như vữa xi măng hoặc gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Sau một thời gian sử dụng, nước thường ngấm vào vật liệu. Một phần nước được hút theo mạch lan lên tường. Phần còn lại thường bị đọng và thấm vào chân tường. Hiện tượng thấm chân tường do bị ảnh hưởng bởi vật liệu gốc thường xảy ra ở những nơi có độ ẩm cao, tiếp xúc gần nguồn nước như khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, hồ bơi…
- Khi xây dựng, lượng xi măng dùng để thi công không đủ: Trong quá trình thi công và kỹ thuật thi công không đạt, điều này dẫn đến việc chân tường vách tường xuất hiện các lỗ rỗng, tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.
- Không áp dụng các biện pháp chống thấm từ ban đầu: Do chủ nhà muốn tiết kiệm chi phí, do thầu thợ bỏ qua thi công chống thấm, hoặc thi công chống thấm không hiệu quả, không đạt kỹ thuật… đều có thể là nguyên nhân khiến tường và chân tường thấm nước.
Khi tìm hiểu về cách xử lý chống thấm chân tường, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm được nhiều người tin tưởng và áp dụng nhất hiện nay. Chúng tôi sẽ khái quát tổng quan về từng cách chống thấm, giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn để dễ dàng đưa ra lựa chọn cách chống thấm chân tường thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Đây là cách chống thấm chân tường sân thượng, tường nhà phổ biến nhất. Ưu điểm nổi bật là thi công dễ dàng. Chỉ cần dùng vữa xi măng để ốp đá lên chân tường.
ỐP gạch hoặc ốp đá để cách xử lý chống thấm chân tường được xem là phương pháp chống thấm có tác dụng trang trí. Tuy nhiên, các chuyên gia về xây dựng đánh giá đây là cách chống thấm sai lầm. Bởi tường sẽ bị hở do khoảng lệch giữa phần chân tường được ốp đá và phần không được ốp đá phía trên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hơi ẩm bị giữ lại và có thể gây ra hiện tượng thấm ngược lên trên khiến tường nhanh hỏng hơn.
Đây là phương pháp thủ công được nhiều người áp dụng. Cách này tiết kiệm rất nhiều chi phí, thực hiện đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là phương pháp chống thấm chân tương không có hiệu quả lâu dài.
Chỉ một vài tháng sau khi dán giấy dán tường, keo dán sẽ bị bong ra do tác dụng của hơi nước. Thậm chí, tường và giấy dán đề có thể bị mốc, mọc rong rêu. Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn muốn làm đẹp cho các căn trọ ở ngắn ngày.
Dầm cách ẩm được tạo thành bằng cách đục rồi rót vữa tự chảy (AC Grout hoặc Sika Grout) vào chân tường.
Dầm cách ẩm có tác dụng chống thấm tốt hơn gạch đá hoặc giấy dán tường. Hạn chế của phương pháp này dễ gây ra hiện tượng sụt gãy chân tường. Về lâu dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu của cả ngôi nhà.
Với cách chống thấm này, người thợ cần đục một lớp vữa sát chân tường (khoảng từ 0.5m đến 1m). Tiếp theo, người ta sẽ quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng, rồi trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm.
Phương pháp chống thấm này không đem lại hiệu quả tuyệt đối. Vì đôi khi nước vẫn có thể thấm qua mao mạch gây ra hiện tượng thấm ngược.
Để khắc phục những nhược điểm của các phương pháp chống thấm chân tường truyền thống, giải pháp kỹ thuật cao ra đời. Nổi bật gồm có:
Đây là hóa chất chống thấm có dạng tinh thể thẩm thấu. Thuộc nhóm keo chống thấm chân tường nhà. Các chất hóa học trong Water Seal DPC sẽ thấm sâu vào gạch, bê tông… rồi tạo ra gel bịt kín những lỗ rỗng hình thành trong quá trình thi công bằng vữa xi măng bằng phản ứng silicon. Việc “vá” các lỗ rỗng có tác dụng cách ẩm và ngăn hơi nước trong các mao mạch tường thấm qua chân tường.
Quy trình thực hiện chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC như sau:
Bước 1: Đục vữa chân tường cần thi công chống thấm
Đục lớp vữa bên ngoài chân tường (khoảng 30cm đến 40cm tùy công trình). Chú ý không tác động đến gạch cốt bên trong.
Bước 2: Tạo phễu trong chân tường để rót hóa chất
Sử dụng máy khoan để khoan một lỗ cách nền chân tường 15cm đến 20cm, nghiêng 45 độ. Mức độ khoan như sau:
- Khoan sâu 11cm với tường dày khoảng 10cm.
- Khoan hai mũi với tường dày 20cm. Trong đó, một mũi nghiêng 45 độ, sâu 10cm từ hàng gạch dưới lên. Mũi thứ 2 khoan sâu 22cm.
Bước 3: Làm sạch chân tường
Thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất bằng máy thổi bụi. Sau đó, phun một ít nước vào lỗ đã khoan. Tiếp theo, cần đặt ống dẫn dung dịch hóa chất vào các lỗ khoan. Chuẩn bị sẵn vữa để bịt kín miệng lỗ khoan ngay sau khi rót hóa chất, tránh xảy ra hiện tượng không có sẵn vữa khiến dung dịch bị chảy ra ngoài.
Bước 4: Rót sika chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan
Mỗi lần rót dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan, chỉ nên rót khoảng 30ml đến 35ml. Rót nhiều lần liên tục để dung dịch thẩm thấu từ từ vào các mao mạch, đến khi lỗ khoan đầy dung dịch thì dừng lại. Về cơ bản, tường dày 10cm cần khoảng 1.5 lít dung dịch / m tường. Tường đôi dày 20cm cần khoảng 2.5 lít đến 3 lít dung dịch/ m tường.
Bước 5: Trát lỗ khoan
Trộn vữa trát lỗ khoan bằng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1 (Tức là 1 phần xi măng, 3 phần cát, 4 lít nước và 1 lít Water Seal DPC). Dùng vữa đã trộn để trát kín các lỗ khoan.
Phương pháp chống thấm ngược chân tường này được áp dụng khi tường nhà bị thấm từ bên ngoài. Đặc biệt hiện tượng tường thấm giáp ranh nhà hàng xóm hoặc tường không được trát vữa từ bên ngoài.
Vật liệu cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện
Bước 1: Cạo bỏ lớp sơn cũ rồi vệ sinh làm sạch bề mặt tường để tạo độ bám dính tốt nhất cho hợp chất chống thấm.
Bước 2: Phun tạo độ ẩm cho bề mặt chân tường trước khi chống thấm.
Bước 3: Trộn hỗn hợp Water Seal DPC và bột Fosroc TGP theo tỷ lệ 1:3 (1 lít Water Seal DPC + 3 kg bột Fosroc TGP) dùng máy khuấy đều hỗn hợp.
Bước 4: Quét 2 - 3 lớp hỗn hợp mỗi lớp cách nhau từ 2 - 4 tiếng để xử lý chống thấm chân tường hiệu quả nhất.
Bước 5: Để bề mặt tường khô ráo 2 ngày sau đó có thể quét sơn để cải thiện tính thẩm mỹ của bề mặt tường.
Một số lưu ý khi xử lý chống thấm chân tường:- Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ
- Cần đảm bảo vật liệu chống thấm kết dính với bề mặt tốt nhất
- Dùng nilon, bao che lại để tránh tình trạng khô quá nhanh chất chống thấm
- Nếu có tình trạng rò rỉ, xử dụng ngay keo chất chống thấm để khắc phục
- Một số vật liệu thường được sử dụng để thi công chống thấm ngược
- Một số vật liệu thi công cho chóng thấm tốt
- Một số hình ảnh công trình thi công của đội ngũ kỹ thuật
Công ty luôn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình, miễn phí, hỗ trợ khách hàng 24/7. Do đó nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần hỗ trợ, khách hàng có thể liên hệ qua:
Hotline: 0906 899 247 - 0909.899.247
Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách.
Tác giả bài viết: Châu Thái
Ý kiến bạn đọc
Những tin liên quan