Chống thấm tường nhà là một trong những bước quan trọng trong việc bảo vệ công trình, nâng cao tính thẩm mỹ. Chống thấm giúp ngôi nhà luôn bền vững trước các tác động của thời tiết.
Vậy chống thấm tường nhà như thế nào là đúng cách? Có các phương pháp chống thấm tường nào? Và giá chống thấm tường bao nhiêu?
Dưới đây là tổng hợp những phương pháp đảm bảo hiệu quả triệt để!
Nội dung chính
1. Nguyên nhân gây thấm tường nhà
2. Phương pháp chống thấm tường nhà chuyên nghiệp hiệu quả triệt để
3. Báo giá chống thấm tường nhà mới nhất 2024
4. Công Ty chống thấm tường chuyên nghiệp
Trước khi chống thấm tường nhà, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân tường nhà bị thấm. Từ đó mới có cách xử lý hiệu quả.
Dưới đây là một trong những nguyên nhân phổ biến:
Những vị trí dễ dàng bị thấm dột
Nếu ngôi nhà của bạn đang mắc phải một trong các trường hợp trên đây thì bạn cần nhanh chóng thực hiện công tác xử lý chống thấm tường ngay từ bây giờ.
Dưới đây là một số phương pháp chống thấm tường được đánh giá là rất hiệu quả cho bạn tham khảo:
1. Chống thấm tường nhà mới xây
4. Chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề
5. Chống thấm ngược tường nhà bằng Sika
6. Sơn chống thấm tường ngoài trời bằng Kova
7. Chống thấm tường nhà bằng xi măng kết hợp phụ gia chống thấm
Chống thấm tường nhà mới xây là một trong những việc quan trọng cần được thực hiện ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng công trình, tránh tình trạng thấm dột gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của ngôi nhà.
Trong xây dựng, chống thấm là vấn đề phổ biến và khó giải quyết. Hiện tượng thấm dột thường không xuất hiện ngay từ đầu, mà sau một thời gian sử dụng nhà. Khi phát hiện, vết thấm thường đã lan ra diện tích lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc nhà.
Lúc này chống thấm tường sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn. Do đó, bạn nên xử lý từ giai đoạn xây dựng nhà.
Cách chống thấm tường nhà từ bên trong:
Vì nhà mới xây nên việc chống thấm trong nhà sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Bởi vì tường mới ít có dấu hiệu bị thấm, đồng thời chưa xuất hiện các vết loang lổ hoặc bong tróc sơn.
Bước 1: Chuẩn bị bột trét tường, sơn lót, sơn chống thấm… và một số dụng cụ chuyên dụng.
Bước 2: Dùng bột trét tường để phủ kín bề mặt vị trí cần chống thấm. Tiếp theo làm phẳng và láng bề mặt tường.
Bước 3: Phủ lớp sơn lót rồi đến lớp sơn chống thấm tường trong nhà và đợi sơn khô lại.
Chống thấm tường nhà từ bên trong
Chống thấm tường mới xây từ bên ngoài:
Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và nguyên liệu như, xi măng, cát,…để trộn vữa chống thấm. Ngoài ra, bạn có có thể quét phủ chất chống thấm tường hoặc sơn chống thấm phù hợp lên bề mặt bê tông ở phía ngoài để ngăn chặn nước khỏi thấm vào bên trong.
Bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết: Chống thấm tường ngoài
Chống thấm tường nhà từ bên ngoài
Sau một thời gian dài xây dựng, tường nhà nếu không được chống thấm tốt sẽ gây ra hiện tượng nứt, nấm mốc phát triển. Như vậy tường sẽ vừa không an toàn lại vừa mất mỹ quan, làm giảm giá trị thẩm mỹ của căn nhà đi rất nhiều.
Đối với những bức tường nhà cũ, bạn có thể xử lý chống thấm nhà theo các bước sau:
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc. Rồi vệ sinh những chỗ bị thấm, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt bị co giãn do vật liệu xây dựng lâu ngày.
Bước 3: Trám những vết hở này lại bằng keo chống thấm chuyên dụng đàn hồi, hồ vữa với tường nội thất. Sử dụng bột chuyên trét tường dành cho tường ngoại thất.
Bước 4: Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm để xử lý. Phải đảm bảo bề mặt sơn sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm của tường nhỏ hơn 16%.
Lưu ý: Khi xử lý bằng sơn chống thấm, bạn lưu ý phải làm sạch tường cũ. Nếu không, lớp sơn mới sẽ không bám chặt và không đảm bảo chất lượng.
Làm sạch tường cũ chuẩn bị chống thấm tường
Nếu tường nhà bạn đang có hiện tượng thấm, thì cho dù là tường bên ngoài hay bên trong thì bạn cũng sẽ bị hư hại không nhỏ. Bạn sẽ vừa phải mất chi phí lại vừa mất thời gian cho việc sửa chữa, khắc phục sự cố thấm. Vì vậy, đây sẽ là điều bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng, các vết nứt sẽ rộng hoặc ẩm mốc, bong rộp tường.
Có nhiều cách chống thấm chân tường. Nhưng tôi xin giới thiệu bạn một cách chống thấm chân tường triệt để nhất, đối với tường bị thấm dột nặng, bong tróc sơn thành từng mảng.
Bạn có thể xem nhiều cách chống thấm chân tường hơn tại đây.
Cách chống thấm chân tường triệt để bằng Water Seal DPC
Water Seal DPC là dung dịch chống thấm được các dân trong ngành xây dựng ưu tiên sử dụng trong các công đoạn chống thấm nhà. Dung dịch này có dạng thẩm thấu vào vật liệu, hình thành bởi dung dịch biến tính, nước và một số phụ gia khác.
Water Seal DPC có nguyên lý hoạt động thông minh thẩm thấu sâu vào vật liệu, tạo phản ứng Silic phát triển Gel, lấp kín lỗ li ti, mao dẫn, hàn gắn đường nứt, vết nứt lên tới 0,3 mm, tăng độ chắc chắn, kéo dài tuổi thọ, độ bền và giảm tính thấm nước.
Chân tường không được chống thấm đúng cách
Quy trình chống thấm tường bằng Water Seal DPC được diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Đục vữa chân tường cần chống thấm
Bạn cần đục lớp vữa phía bên ngoài chân tường khoảng 30cm đến 40cm. Lưu ý cố gắng không tác động đến gạch cốt bên trong.
Bước 2: Tạo phễu trong chân tường bằng cách khoan để rót hóa chất
Sử dụng máy khoan tạo một lỗ cách nền chân tường từ 15 - 20cm, nghiêng 45 độ. Tùy theo độ dày của tường mà có mức độ khoan khác nhau:
- Khoan sâu 11cm với bức tường có độ dày khoảng 10cm.
- Khoan hai mũi với tường có độ dày 20cm. Trong đó, một mũi khoan nghiêng 45 độ, sâu 10cm từ hàng gạch dưới lên, mũi thứ 2 sâu 22cm.
Bơm hóa chất chống thấm tường nhà
Bước 3: Làm sạch chân tường
Dùng máy thổi bụi để thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất. Tiếp theo, phun một lượng nước nhỏ vào lỗ vừa khoan. Sau đó đặt ống dẫn dung dịch hóa chất vào lỗ khoan. Dùng vữa bịt kín miệng lỗ khoan ngay sau khi rót hóa chất.
Làm sạch vị trí chân tường nhà
Bước 4: Rót từ từ chống thấm chân tường Water Seal DPC vào lỗ khoan
Chỉ nên rót khoảng 30ml đến 35ml dung dịch Water Seal DPC trong mỗi lần rót. Bạn cần phải rót nhiều lần liên tục để dung dịch thẩm thấu dần dần vào các mao mạch, dừng lại đến khi lỗ khoan đầy dung dịch. Theo thực tế, tường dày 10cm cần khoảng 1.5 lít dung dịch/m tường. Tường đôi có độ dày 20cm thì cần khoảng 2.5 - 3 lít dung dịch/m tường.
Rót Water Seal DPC vào chân tường
Bước 5: Trát lỗ khoan
Trộn vữa sử dụng xi măng, cát, nước và Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1. Trát kín các lỗ khoan bằng vữa vừa trộn..
Khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề là vị trí dễ bị thấm nước nhất. Nguyên nhân là do khe tiếp giáp thường không được xử lý kỹ lưỡng, khiến nước mưa dễ dàng thấm vào bên trong gây ẩm mốc, bong tróc tường.
Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề đúng kỹ thuật. Có nhiều phương pháp chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn phương pháp phù hợp
Tùy theo các trường hợp khe tiếp giáp khác nhau mà có cách thi công chống thấm tường khác nhau.
Xử lý chống thấm tường khe tiếp giáp bằng tôn lá:
Đây là cách chống thấm tường đơn giản và tiết kiệm chi phí. Và mang hiệu quả chống thấm cao và tuổi thọ lâu dài.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn hãy chọn mua tôn lá độ dày từ 0,4mm đến 0,5mm. Sau đó, đóng vào vị trí tiếp giáp giữa 2 căn nhà. Tiếp theo tiến hành dán keo chống dột silicon lên những vị trí đã đóng đinh để cố định tấm tôn.
Chống thấm khe tiếp giáp tường bằng tôn lá
Chống thấm tường liền kề từ ban đầu:
Đây là lựa chọn tối ưu và an toàn cho việc chống thấm tường là sử dụng gạch đặc ở vị trí tiếp giáp, kết hợp với hỗn hợp vữa xây và bê tông gốc chống thấm. Cách này chỉ thực hiện được khi nhà hàng xóm chưa xây dựng.
Nếu nhà xây trước nhà hàng xóm, trát lớp tường bảo vệ phía bên ngoài để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất. Sau đó, có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau như sơn chống thấm, hóa chất chống thấm, hoặc phương pháp bọc phủ composite như chống thấm composite FRP.
Lưu ý: Tường tiếp giáp cần có bề dày tối thiểu 220mm để ngăn chặn thấm dột từ bên ngoài.
Ngoài 2 cách này, còn có thể áp dụng phương pháp chống thấm ngược tường nhà từ bên trong. Cách này sẽ được mình hướng dẫn ngay bên dưới luôn nhé.
Nếu bạn không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ giai đoạn thi công. Thì phương pháp chống thấm ngược sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Sau khi xây gạch xong, thay vì trát tường thì bạn cần tiến hành chống thấm ngược luôn.
Bạn có thể chống thấm tường nhà bằng Sikatop seal 107:
Chuẩn bị vật liệu
Các bước thi công
Bước 1: Làm ẩm bề mặt tường
Dùng nước phun lên bề mặt tường để làm bão hòa bề mặt, tạo độ ẩm cho bề mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để đọng nước trên bề mặt tường.
Bước 2: Thi công Sikatop Seal 107
Bước 3: Thi công lớp kết nối bằng Sika Latex/ Sika Latex TH
Đối với lớp kết nối thứ nhất:
Đối với lớp kết nối thứ hai:
Sơn Kova là thương hiệu sơn của Việt Nam đầu tiên được nổi tiếng trên thế giới. Đây là thương hiệu sơn được các chủ đầu tư và thợ xây dựng ưa chuộng.
Chúng ta sẽ sử dụng KOVA HydroProof CT-04 và CT-11A Plus để thực hiện chống thấm tường
Quy trình chống thấm tường ngoài trời bằng kova được thực hiện theo các bước sau:
Một điểm cần chú ý trong công đoạn pha trộn sơn chống thấm KOVA HydroProof CT-04 là cần khuấy sơn thật đều để đồng nhất màu sơn. Hãy pha thêm 10-15% nước nếu bạn muốn có màu sơn nhạt hoặc pha 0-5% nước nếu muốn sơn màu đậm. Toàn bộ mọi quy trình thi công trên tốt nhất nên được thực hiện vào thời điểm khô thoáng, tuyệt đối tránh những ngày mưa ẩm ướt nếu không muốn làm giảm hiệu quả chống thấm tường.
Sơn kova chống thấm tường
Trước tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng cách cạo sạch lớp sơn cũ. Sau đó, bạn tiến hành trộn hỗn hợp xi măng và phụ gia. Bạn có thể dùng sơn chống thấm Kova gốc xi măng trộn theo tỷ lệ 10kg Kova với 2kg xi măng. Sử dụng hỗn hợp được trộn nhuyễn lăn lên chân tường bị thấm. Đợi lớp vừa quét khô thì tiến hành sơn phủ bên ngoài để cải thiện thẩm mỹ cho tường.
Hiện nay có nhiều loại vật liệu cũng như tình trạng công trình cụ thể sẽ có phương pháp chống thấm khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó tùy theo thời điểm thì giá nguyên vật liệu, tiền nhân công có thể thay đổi dẫn đến chi phí chống thấm tường có nhiều biến động. Vì vậy, báo giá cụ thể chống thấm tường nhà sẽ được Dịch Vụ Chống Thấm 24H cung cấp sau khi khảo sát hiện trạng thực tế.
Bảng báo giá chống thấm tường
Hạng mục chống thấm |
Đơn giá (VNĐ/m2) |
Chống thấm tường nhà liền kề, thi công bằng màng chống thấm lạnh |
125.000 |
Chống thấm tường nhà cũ bằng chất sơn kova |
115.000 |
Chống thấm tường nhà bằng SIKA |
120.000 |
Chống thấm tường nhà chung cư |
220.000 |
Chống thấm tường nhà vệ sinh |
210.000 |
Chống thấm tường nhà bằng xi măng |
120.000 |
Chống thấm tường nhà mới xây |
135.000 |
Chống thấm tường nhà bằng tôn |
235.000 |
Chống thấm chân tường |
210.000 |
Chống thấm ngược tường nhà |
210.000 |
Sơn chống thấm tường nhà |
85.000 |
Dịch vụ chống thấm tường trọn gói với hơn 15 năm kinh nghiệm cam kết thi công chống thấm tường triệt để, đúng tiến độ. Hơn nữa, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi vì có chính sách bảo hành 12 tháng đến 5 năm, bảo hành từ nhà sản xuất 10 - 12 năm.
Khi lựa chọn dịch vụ chống thấm 24H của công ty chúng tôi, bạn sẽ được hưởng những đặc quyền sau:
– Sử dụng các kỹ thuật chống thấm tường với công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.
– Các vật liệu được lựa chọn cẩn thận, kỹ càng đem lại hiệu quả nhất như: Sika, Mariseal, IBST…
– Cam kết xử lý hiện tượng thấm dột triệt để nhất
– Hoàn tiền 100% trường hợp tường nhà bị thấm, dột lại
– Đảm bảo giá thành minh bạch, hợp lý, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
– Ký hợp đồng về dịch vụ trước khi thi công chống thấm.
– Cung cấp đầy đủ hóa đơn đỏ (VAT) thanh toán cho khách hàng là công ty.
– Thời gian bảo hành vật liệu từ nhà sản xuất lên tới 12 năm.
– Sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ quý khách hàng 24/7 tất cả các ngày trong tuần.
– Thời gian làm việc sẽ theo lịch đặt của quý khách hàng.
Nếu nhà bạn đang gặp vấn đề về chống thấm hoặc có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline 0909 899 247 của Công Ty chống thấm tường chuyên nghiệp chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ chi tiết nhất.
Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách.