Chúng ta có thể hiểu đơn giản là khi nước thấm qua từ bên ngoài tường ta tiến hành chống thấm từ phía bên trong tường đó được gọi là chống thấm ngược. Hoặc nước từ trong bể chảy ra cũng được gọi là chống thấm ngược.
Lưu ý: Chống thấm ngược đòi hỏi phải có đội ngũ có chuyên môn thực hiện chống thấm đúng phương pháp đúng kỹ thuật . Phương pháp này sử dụng khi không thể thực hiện các phương pháp chống thấm thuận.
Các trường hợp sử dụng chống thấm ngược
• Tường tiếp giữa 2 nhà có khe hở không thể tiến hành thi công chống thấm thuận được
• Bể bơi, bể nước ngầm có nguy cơ bị thấm do mạch nước bên ngoài
• Thấm do chung tường với nhà hàng xóm. Những vị trí hay bị thấm là tường nhà tiếp giám với nhà vệ sinh hàng xóm
• Tường ngoài bị nứt, xuất hiện vết chân chim do tường đã cũ
Nguyên tắc chống thấm ngược
Xuất phát từ áp lực nước tác động từ trong tường nên ta sử dụng các vật liệu chống thấm có độ bám dính tốt để ngăn chặn lại sự tác động của lực nước
Phương pháp chống thấm ngược không phải ai cũng biết
Có 2 phương pháp chống thấm ngược hiệu quả hiện nay
Chống thấm ngược bằng sika
Bước 1 Chuẩn bị các vật liệu cần thiết để thi công
• Vật liệu chống thấm: Sika latex
• Dụng cụ thi công: dùi, đục, chỗi sắt, máy hút bụi, búa, khoan…
Bước 2 Vệ sinh bề mặt thi công chống thấm
• Dùng dùi, đục, khoan loại bỏ lớp xi măng thừa
• Xử lý các khe nứt bằng cách đục
• Vệ sinh sạch sẽ các vị trí cần chống thấm
Bước 3 Bắt đầu tiến hành chống thấm ngược
• Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt sau đó đợi khoảng 2-3 tiếng đợi khô
• Quét lớp sơn chống thấm bề mặt chống thấm khoảng 2 đến 3 lần tùy thuộc mức độ tình trạng của bể mặt. Thông thường một lớp sơn chống thấm sẽ khô sau 3 đến 4 tiếng.
Bước 4 Tiến hành bàn giao công trình cho khách hàng
• Sau khi thi công hoàn tất tiến hành ngâm nước, thử nghiệm nếu công trình không gặp vấn đề
thì bàn giao công trình cho khách hàng
Chống thấm ngược băng màng khò bitum đàn hồi
Bước 1 chuẩn bị để tiến hành chống thấm
• Vật liệu chống thấm: màng bitum
• Dụng cụ chống thấm: lu sởn, chổi quét, đục, dùi, chổi sắt, máy hút bụi,..
Bước 2 Vệ sinh bề mặt cần chống thấm
• Dùng đục loại bỏ bụi bẩn, bê tông còn thừa cho đến khi đến phần bê tông chắc, quét bỏ bụi bẩn trên bề mặt bê tông
• Dùng vòi xịt áp lực để loại bỏ bụi bẩn
• Tiến hành vá trám bê tông bị lỏm
Bước 3: Dùng bitum dạng lỏng để quét lớp lót primer
• Dùng lu sơn, chổi quét để phủ kín bề mặt cần chống thấm. Lưu ý phủ kín đều bề mặt để đảm bảo chống thấm được hiệu quả nhất. Để khô khoảng 6 tiếng rồi tiếng hành dán màng chống thấm bitum
Bước 4: Thi công dán màng chống thấm bitum
• Trải màng chống thấm bitum lên bề mặt
• Dùng đèn khò để làm nóng bề mặt cho đến khi chảy ra bám dính thật chắc vào bề mặt
• Nếu bề mặt có độ nghiêng thì thi công từ cai đến thấp
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao công trình cho khách hàng
Chú ý : tại các mí chồng lên nhau dán sao cho vị trí tiếp xúc dày khoảng 7-10mm khi dùng khò lửa thì dùng bay miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp
Xem thêm : chống thấm thuận
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp giải quyết phần nào thắc mắc của bạn. Nếu cần đội thi công chống thấm chuyên nghiệp thì hãy liên hệ chúng tôi. Dịch vụ chống thấm 24h