Sân thượng bị thấm dột khiến ngôi nhà của bạn xuống cấp. Còn bạn thì đang phân vân không biết phải chống thấm sân thượng như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy an toàn và hiệu quả nhất.
Những nguyên nhân khiến sân thượng nhà bạn bị rò rỉ nước và xuất hiện hiện tượng ẩm mốc gồm có:
- Sân thượng được lát bằng gạch men. Qua một thời gian dài sử dụng, gạch men bị hư hại, bong tróc khiến nước thấm xuống nền, len vào cốt xi măng.
- Nền sân thượng là xi măng, trải qua thời gian sử dụng dài, không có tác dụng ngăn nước xâm nhập, tạo điều kiện ẩm ướt cho rêu mốc phát triển.
- Sân thượng đã được chống thấm, nhưng quá trình thi công chống thấm không đạt yêu cầu.
- Vật liệu chống thấm được sử dụng chất lượng kém, không có khả năng co giãn bê tông thích ứng với điều kiện thời tiết.
- Hệ thống ống thoát nước có vấn đề: lắp đặt sai kỹ thuật hoặc bị nghẹt… khiến nước mưa không thoát đi được. Nước đọng gây ra hiện tượng rò rỉ và tạo rong rêu.
- Thiết kế sân thượng không đạt chuẩn về độ dốc để nước có thể chảy vào hệ thống thoát nước gây ứ đọng nước.
- Công trình sân thượng xuống cấp do thi công đã lâu. Cần phải lưu ý rằng không có vật liệu chống thấm nào có tác dụng chống thấm vĩnh viễn.
Vì một trong những nguyên nhân trên, sân thượng có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ nước, ứ đọng nước gây ẩm mốc. Do đó, chúng ta cần tiến hành chống thấm cho sân thượng. Một trong những phương pháp chống thấm cho sân thượng được áp dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng sơn chống thấm. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn quy trình chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy - một trong những loại sơn chống thấm tốt nhất hiện nay.
Sơn Epoxy có nguồn gốc từ hợp chất epoxy -hợp chất gốc nhựa composite không có este. Nhờ thành phần này, sơn epoxy có khả năng kháng nước và có độ bám dính gần như là tuyệt đối trên mọi loại chất liệu. Sơn mang nhiều ưu điểm vượt trội, điển hình như khả năng chống mài mòn và chống trơn trượt cao. Ngoài ra, loại sơn này có khả năng chịu được tải trọng lớn. Sơn Epoxy chống thấm có hai thành phần chính, cụ thể gồm: Thành phần sơn gồm các hạt màu nhỏ bé, dung môi và chất phụ gia (thường được gọi là thành phần A), chất đóng rắn có tác dụng giúp sơn có thể đóng cứng (gọi là thành phần B).
Để đảm bảo chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy đạt hiệu quả tối ưu, chúng ta cần thực hiện chống thấm đúng kỹ thuật, đảm bảo các bước sau đây:
- Vệ sinh sạch lớp hồ vữa và xi măng… cho trơ ra bề mặt bê tông. Có thể sử dụng các dụng cụ như búa đục, mũi đục, búa băm… Lưu ý là phải đục rộng và sâu, đục đến phần bê tông đặc chắc nhất.
- Dùng máy mài có lắp chổi cước sắt để mài toàn bộ bề mặt sân thượng cần chống thấm. Hành động này nhằm làm bong tróc hết tất cả bụi bẩn và tạp chất còn sót lại, đảm bảo cho dung dịch chống thấm có thể thẩm thấu đến mức tối đa.
- Dọn dẹp sạch bụi đất còn sót lại trên bề mặt sân thượng. Có thể dùng chổi và cọ để quét, hoặc dùng máy hút bụi công nghiệp, máy thổi cầm tay thổi bụi… đều được.
Việc vệ sinh sạch bề mặt sân thượng cần chống thấm nhằm mục đích tạo độ nhám cho sơn epoxy có thể liên kết với mặt sàn. Do đó, không được chủ quan ở bước này.
Những lỗ thủng, vết bong tróc hay rạn nứt… có thể xuất hiện dưới tác động của thời tiết xấu trong một thời gian dài. Để khắc phục hiện tượng này, sử dụng hỗn hợp keo epoxy để “vá” chúng. Dùng máy mài tay để mài lại khi sơn khô. Đảm bảo bề mặt cần chống thấm phẳng, không nhấp nhô hay tồn tại lỗ thủng, dù là nhỏ nhất. Những lỗ thủng nhỏ đôi khi có thể làm cả ngôi nhà to lớn bị thấm dột.
Như đã nói ở trên, sơn epoxy có hai thành phần là A và B. Để có sơn thi công, chúng ta cần tiến hành pha sơn. Tỷ lệ pha sơn có hướng dẫn cụ thể trên bao bì của nhà sản xuất. Cụ thể là tỷ lệ 2 : 1 (theo thể tích). Nghĩa là cứ 2 phần sơn (thành phần A) sẽ cần 1 phần chất đóng rắn (thành phần B). Cần pha sơn theo đúng tỷ lệ này, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng chống thấm. Nghiêm trọng hơn, sơn sẽ không đông cứng. Sau khi pha sơn theo tỷ lệ quy định, dùng máy khuấy trộn đều trong 5 đến 10 phút.
Hai giờ đồng hồ sau khi vệ sinh sàn, đảm bảo sàn sân thượng đã khô thì tiến hành thi công lớp sơn lót.
Đổ sơn lên bề mặt sàn. Dùng bàn gạt hoặc trang (một loại dụng cụ nông dân dùng để phơi lúa) kéo cho lớp sơn dàn đều, đảm bảo độ dày thích hợp. Gạt đi gạt lại nhiều lần cho bề mặt láng và đẹp. Nếu xảy ra hiện tượng nhốt bọt khí, phá bọt bằng dung môi.
Lưu ý, trong quá trình thi công sơn chống thấm, không để nước xâm nhập vào khu vực thực hiện sơn chống thấm. Căng bạt che phủ nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, có mưa lúc đang thi công hoặc sau khi thi công xong.
Sau 24h thi công, chúng ta có thể di chuyển trên bề mặt sân thượng. Để chắc chắn nhất, hãy đưa sân thượng vào sử dụng sau 7 đến 10 ngày thi công.
Bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về các bước thi công chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy chưa? Hãy tuân thủ các bước trong quy trình và thi công đảm bảo kỹ thuật để sơn chống thấm sân thượng phát huy hiệu quả tối đa, bảo vệ trọn vẹn ngôi nhà của bạn.
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ Dịch Vụ Chống Thấm 24H qua hotline 1900 633 427 để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm: Sơn chống thấm nhà vệ sinh
Ý kiến bạn đọc
Những tin liên quan