Để chống thấm có hiệu quả tối đa, bạn nên sử dụng phương pháp dùng màng khò hoặc các loại hóa chất chống thấm chuyên dụng.Dưới đây là cách xử lý nhà vệ sinh bị thấm tốt nhất hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm, một trong những nguyên nhân đó xuất phát từ:
- Trước đó xử lý chống thấm chưa tốt dẫn đến bị thấm nhanh.
- Nhà vệ sinh xuống cấp trầm trọng, các lớp chống thấm hết khả năng ngăn nước, ẩm.
- Các ống nước trong hệ thống nhà vệ sinh bị võ, rò rỉ nước lâu ngày tác động lên hệ thống chống thấm.
- Nhà vệ sinh chưa được chống thấm toàn diện.
Để xử lý nhà vệ sinh bị thấm một cách hiệu quả và triệt để, trước khi tiến hành chống thấm cần kiểm tra các bộ phận sau:
Cống thoát nước sàn. Đây được xem là vị trí dễ bị thấm lên mặt sàn nhất khi bị rò rỉ nước lâu ngày. Hoặc, trong quá trình thi công, miệng cống không được bịt kín, đảm bảo khiến cho nước sinh hoạt ngấm lên ảnh hưởng.
Mặt sàn nhà vệ sinh/toilet.Thông thường, nhà vệ sinh được lát gạch men, các đường chừa ron này lại không được làm kỹ dẫn đến hở, nước thấm vào.
Hệ thống đường ống nước. Kiểm tra xem có bị vỡ, rò rỉ nước hay không.
Nước mưa. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu Nhiệt đới gió mùa nên mưa nhiều với lượng mưa lớn. Do đó, về lâu về dài, nước mưa sẽ ngấm vào tường, chân tường vào bên trong nhà vệ sinh.
Để chống thấm nhà vệ sinh có hiệu quả tốt nhất, các đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ thường thực hiện bằng 1 trong 2 cách say để xử lý nhà vệ sinh bị thấm.
Ở phương pháp này, các đơn vị/dịch vụ có thể triển khai 1 trong 2 giải pháp:
- Dùng màng tự dính
Hoặc:
- Dùng màng khò nóng.
Ưu điểm:
+ Hiệu quả ngăn nước cao ngay sau khi hoàn thiện.
+ Tuổi thọ cao, không phải sửa chữa nhiều lần.
+ Thi công nhanh trong thời gian ngắn.
Quy trình:
Bước 1. Vệ sinh bề mặt cần chống thấm sạch sẽ.
Bước 2. Sử dụng đèn khò khí ga làm nóng và khô bề mặt.
Bước 3. Quét lớp Primer gốc bitum lên bề mặt.
Bước 4. Sử dụng đèn khò nóng đốt bề mặt cho nhựa chảy và lăn màng.
Bước 5. Trát lớp xi măng.
Ưu điểm:
- Dễ thi công, thời gian thi công ngắn
- Tuổi thọ cao
- Lớp màng chống thấm bền chặt
Quy trình:
Vật liệu: Sikatop Seal 107, Sika Flex Construction, Sikagrout 214-11, Sika Tilebond Gp, Sika Tile Grout.
Bước 1. Vệ sinh làm sạch bề mặt cần chống thấm.
Bước 2. Bơm Sika Flex Construction xung quanh cổ ống thoát nước.
Bước 3. Rót vữa Sikagrout quanh cổ ống sau khi bơm Sika Flex Construction.
Bước 4. Đổ hỗn hợp Sikatop Seal lên bề mặt.
Bước 5. Ốp gạch.
Bước 6. Trám khe gạch bằng Sika Tile Grout.
Xem chi tiết: Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Xử lý nhà vệ sinh bị thấm là quy trình yêu cầu sử tỉ mỉ và kỹ thuật cao. Do đó, bạn nên tìm hiểu và đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn đội thi công. Với 15 năm kinh nghiệm, dịch vụ chống thấm 24h luôn đồng hành cùng bạn, giúp ngôi nhà của bạn an toàn hơn nhờ công nghệ chống thấm chất lượng. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 427 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Tác giả bài viết: Châu Thái
Ý kiến bạn đọc
Những tin liên quan