Băng cản nước là gì? Top 3 loại băng cản nước tốt nhất hiện nay

Thứ bảy - 17/09/2022 07:51
Băng cản nước là một vật liệu xây dựng khá phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về các loại băng cản nước thông dụng nhất và phương pháp thi công chống thấm mạch ngừng bằng băng cản nước như thế nào?
 
 

Băng cản nước đã trở thành vật liệu xây dựng quen thuộc ngày nay. Chính vì vậy, sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và đơn giá. Điều này khiến nhiều đơn vị thi công khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cùng Dịch Vụ Chống Thấm 24H tìm hiểu về vật liệu và các biện pháp thi công băng cản nước trong bài viết dưới đây.

Thi công băng cản nước

Thi công băng cản nước

Bảng cản nước là gì?

Băng cản nước là các tấm ván được làm bằng vật liệu PVC chống thấm nước. Chúng có khả năng xử lý mạch ngừng, tránh nước xâm nhập vào bên trong. Thông thường, vật liệu này được dùng cho các khối bê tông lớn hoặc những bề mặt phức tạp.

Băng cản nước được làm từ nhựa PVC nguyên sinh 100% vì vật liệu này có độ bền rất cao. Hơn nữa chúng còn có khả năng chống chịu với thời tiết cũng như độ mòn khi tiếp xúc với các hóa chất khác. Chính vì vậy, sản phẩm thường được ứng dụng cho các công trình như: chống thấm tầng hầm, đê điều, đập nước,…

Băng cản nước là gì

Băng cản nước là vật liệu chống thấm thường sử dụng để xử lý mạch ngừng

Tác dụng của băng cản nước

Băng cản nước có tác dụng ngăn ngừa nước rò rỉ cũng như bịt các khe hở của những tấm bê tông đổ. Bên cạnh đó, chúng cũng sở hữu một số tác dụng tuyệt vời như:

  • Giúp dễ dàng hơn trong việc thi công những tấm bê tông có kích thước lớn.
  • Hạn chế tình trạng co ngót và giảm hiệu suất nhiệt độ thủy hóa xi măng trong quá trình thi công. Từ đó các tấm bê tông mang kích thước lớn sẽ ít bị nứt hơn.
  • Tạo nên mạch ngừng trong quá trình thi công bê tông liền khối lúc chống thấm. Biện pháp này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nước ra.
  • Góp phần tiết kiệm tối đa chi phí, hạn chế lãng phí nhiều cốt pha.

Ứng dụng của băng cản nước

Băng cản nước có tính ứng dụng rất cao. Đây là vật liệu phổ biến trong nhiều công trình, phục vụ nhiều mục đích:

  • Củng cố kết cấu bê tông chứa nước như: hồ chứa nước, hồ chứa chất thải, tháp nước, các con đập, cống rãnh, kênh hoặc hồ bơi.
  • Hỗ trợ chống thấm cho các kết cấu bê tông, chẳng hạn như các nền móng công trình xây dựng, chống thấm cho tầng hầm, bãi đỗ xe, đường hầm, tường chắn và tường chống.

Nhờ các ứng dụng tuyệt vời trên, sản phẩm thường được sử dụng trong các dự án:

  • Thi công giữa móng và cột trong mạch ngừng.
  • Mạch ngừng có chứa móng giật cấp.
  • Mạch ngừng giữa sàn và cột.
  • Mạch ngừng ở dầm.
  • Mạch ngừng ở vỏ vòm.
  • Mạch ngừng trong các công trình chạy dài. Ví dụ như: đường băng, đường ô tô,…

Phân loại băng cản nước theo mục đích sử dụng

Hiện nay trên thị trường có 2 loại băng cản nước, đó là băng cản nước chữ V và băng cản nước chữ O. Mỗi loại băng khác nhau sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau.

Băng cản nước chữ V

Băng cản nước chữ V thường được dùng để thi công cho mạch ngừng bê tông. Có thể hiểu mạch ngừng xảy ra khi xuất hiện các vị trí bị gián đoạn trong quá trình thi công bê tông. Nói cách khác là không thể tiếp tục thi công toàn khối bởi lý do nào đó (thời tiết hay kỹ thuật). Ở những vị trí phải dừng lại để thi công sau đó sẽ được gọi là mạch ngừng.

Biện pháp thi công băng cản nước chữ V sẽ giúp đảm bảo độ liên kết giữa 2 khối bê tông. Loại băng này rất phù hợp để:

  • Thi công chống thấm cho mạch ngừng
  • Thi công giữa móng và cột, mạch ngừng chứa móng giật cấp
  • Thi công mạch ngừng giữa cột và sàn, mạch ngừng ở dầm, mạch ngừng ở vỏ vòm hay các công trình chạy dài.
Băng cản nước chữ V

Băng cản nước chữ V

Băng cản nước chữ O

Trong khi đó, băng cản nước chữ O thì phù hợp để thi công cho các khe co giãn bê tông. Khác với mạch ngừng, có thể hiểu khe co giãn bê tông chính là các khe lún. Các khe này được tạo ra để bê tông có thể giãn nở hoặc co ngót khi xuất hiện biến thiên nhiệt độ. Khe co giãn này sẽ tạo thành điểm ngắt ở giữa bê tông với các phần khác trong kết cấu. Việc này giúp người thi công dịch chuyển kết cấu mà không lo gây nứt kết cấu bê tông.

Sử dụng biện pháp thi công băng cản nước có hình chữ O với những trường hợp này là phù hợp nhất. Vì chúng vừa giúp nâng cao hiệu quả chống thấm, vừa dễ thi công lại đảm bảo an toàn.

​​​​​​​Băng cản nước chữ O

Băng cản nước chữ O

Top 3 loại băng cản nước sử dụng hiệu quả nhất hiện nay (phân loại theo thương hiệu)

Hiện nay có rất nhiều loại băng cản nước khác nhau, đáp ứng được mọi mục đích và công trình thi công. Dưới đây là Top 3 loại băng cản nước sử dụng hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Các loại băng cản nước sử dụng tốt nhất hiện nay

Các loại băng cản nước sử dụng tốt nhất hiện nay

Băng cản nước Sika Waterbars

Băng cản nước Sika Waterbars là vật liệu xây dựng có chất lượng cao. Sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn quốc tế trong thi công các công trình xây dựng. Chính vì vậy, loại băng này thường được sử dụng trong các dự án có yêu cầu kỹ thuật và độ an toàn cao. Các loại băng cản nước Sika Waterbars phổ biến hiện nay gồm:

Băng nước hình chữ V

  • Sika Waterbars V15 E: sản phẩm có chiều rộng 150 mm, độ dày 2 – 4 mm với độ dài mỗi cuộn là 30m.
  • Sika Waterbars V15: sản phẩm có chiều rộng 150 mm, độ dày là 2 – 4 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • Sika Waterbars V20: sản phẩm có chiều rộng 200 mm, độ dày là 3 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • Sika Waterbars V25: sản phẩm có chiều rộng 250 mm, độ dày là 3 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m
  • Sika Waterbars V32: sản phẩm có chiều rộng 320 mm, độ dày là 2.5 – 5.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 15m.

Băng cản nước hình chữ O

  • Sika Waterbars O32: sản phẩm có chiều rộng 320mm, độ dày là 3.5-5 mm với độ dài mỗi cuộn là 15m.
  • Sika Waterbars O20: sản phẩm có chiều rộng 200mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • Sika Waterbars O25: sản phẩm có chiều rộng 250mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • Sika Waterbars O15: sản phẩm có chiều rộng 150mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
Băng cản nước Sika Waterbars
Băng cản nước Sika Waterbars

Băng cản nước PVC Waterstop

Loại băng cản này được sản xuất trong nước và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về thi công của Việt Nam. Loại BCN này có giá thành hợp lý và đang là một trong những loại băng cản nước được ưa chuộng nhất hiện nay.

Băng cản được sản xuất với chất liệu PVC đàn hồi, chịu nhiệt tốt và chống lão hoá. Băng cản PVC Waterstop đa dạng về kích thước và kiểu dáng. Gồm 5 loại: băng cản hình chữ V, chữ O, Chữ I, chữ KC, chữ KW. Tùy theo từng điều kiện và yêu cầu kỹ thuật riêng của từng công trình sẽ sử dụng loại băng cản khác nhau.

Loại băng cản PVC Waterstop được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như là:

Kiểu chữ V

  • PVC Waterstop V150: sản phẩm có chiều rộng 150 mm, độ dày là 3 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop V200: sản phẩm có chiều rộng 200 mm, độ dày là 3 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop V250: sản phẩm có chiều rộng 250 mm, độ dày là 3 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop V320: sản phẩm có chiều rộng 320 mm, độ dày là 3 – 8 mm với độ dài mỗi cuộn là 15m.

Kiểu chữ O

  • PVC Waterstop O200: Kích thước chiều rộng là 200 mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop O150: Kích thước chiều rộng là 150 mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop O250: Kích thước chiều rộng là 250 mm, độ dày là 3 – 4.5 mm với độ dài mỗi cuộn là 20m.
  • PVC Waterstop O320: Kích thước chiều rộng là 320 mm, độ dày là 3.5 – 5 mm với độ dài mỗi cuộn là 15m.
Băng cản nước PVC Waterstop

Băng cản nước PVC Waterstop

Băng cản nước PVC Vinstop

Băng cản nước PVC Vinstops sử dụng chất liệu nhựa Polyvinyl clorua (PVC) có khả năng chịu nhiệt và đàn hồi cao. Để thích ứng với từng vị trí thi công khác nhau, loại băng này được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong công trình thi công sử dụng  khối bê tông lớn.

PVC Vinstops thường được sử dụng cho các kết cấu chứa nước, chặn nước. Có thể kể đến là các bể chứa nước ăn, bể chứa nước thải, đập, bể bơi. Đặc biệt, sản phẩm còn được thiết kế nhiều gân trên bề mặt giúp bám chắc vào bê tông.

Băng cản nước PVC Vinstop

Băng cản nước PVC Vinstop

Kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm mạch ngừng

Đối với bất kỳ công trình nào, bạn cũng nên thực hiện thi công đúng yêu cầu kỹ thuật. Điều này sẽ mang đến sẽ hiệu quả chống thấm cao nhất. Sau đây là các bước đúng chuẩn về kỹ thuật thi công băng cản nước chống thấm mạch ngừng.

Bước 1: Đưa băng cản nước vào ván khuôn đúng vị trí

Đối với băng cản nước chữ V: tiến hành giữ chặt băng giữa các ván khuôn. Sau đó để 1 nửa băng nhô ra ngoài và đổ bê tông vào nửa còn lại.

Đối với băng cản nước chữ O: phải đảm bảo sử dụng ván khuôn 2 phần tách ra. Vì loại băng này không được lấp vào bê tông khi thi công băng cản nước cho khe co giãn.

Đưa băng cản nước vào ván khuôn đúng vị trí

Bước 2: Gắn băng cản nước vào cốt thép

Sử dụng dây thép kim loại để cố định các lỗ nhỏ trên băng cản nước vào khung cốt thép. Mục đích giúp băng không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Nên lưu ý thi công đúng chuẩn vì cần có 3 điểm cố định trên 1m băng cản nước.

Thi công gắn băng cản nước vào cốt thép

Thi công gắn băng cản nước vào cốt thép

Bước 3: Đổ bê tông giai đoạn 1

Trong giai đoạn này chỉ có một nửa chiều rộng của băng cản nước được ngậm bê tông. Nhưng bạn vẫn phải đảm bảo bê tông ngậm đều cả hai mặt của băng. Tránh trường hợp phần mép bị gập lại do áp lực bê tông hai bên không đồng đều.

Bên cạnh đó, bê tông cũng cần phải được đầm kỹ tránh bị rỗ tổ ong. Đặc biệt, phải chú ý để phần này không quá dẻo hoặc quá cứng. Bê tông nên có độ sệt vừa phải và cỡ hạt cốt liệu thành phần phải thích hợp.

Đổ bê tông giai đoạn 1

Bước 4: Đổ bê tông giai đoạn 2

Quy trình thi công đổ bê tông giai đoạn 2 được thực hiện như ở lần đổ bê tông ở giai đoạn 1. Tuy nhiên người thi công cần lưu ý 1 vài điểm sau:

  • Nên kiểm tra kỹ không để bê tông bị rỗ tổ ong ở điểm dừng. Nếu có thì phải tìm giải pháp khắc phục ngay.
  • Cần làm sạch bề mặt waterstop tránh để bê tông ở lần đổ 1 còn bám dính.
  • Thận trọng khi tháo dỡ ván khuôn chung quanh waterbar.
Đổ bê tông giai đoạn 2

Bước 5: Hàn nối 2 đầu băng cản nước

Có 2 cách hàn nối 2 đầu băng cản nước, đó là:

  • Hàn đối đầu:

Trước tiên bạn hãy làm nóng đồng thời 2 đầu của mối hàn bằng dao hàn điện. Làm nóng cho đến khi lớp băng cản nước nóng chảy đều thì lấy dao ra. Sau đó hãy ép, giữ thật chặt mối nối cho đến khi chúng nguội và bắt đầu dính chặt vào nhau.

  • Hàn chồng mép:

Đầu tiên cắt vuông góc 2 cạnh nối và đặt 2 cạnh nối đó trên 1 mặt phẳng. Làm nóng dao điện và đưa lưỡi dao vào 2 cạnh của mối hàn. Sau đó ép sát 2 cạnh đó vào mặt dao và chờ nóng chảy khoảng 5mm mỗi bên cạnh (khoảng 60s). Tiếp theo, rút dao hàn ra và ép chặt 2 cạnh nối dính lại với nhau. Cuối cùng là chờ vết hàn nguội đi là hoàn thành, quá trình nguội diễn ra trong khoảng 3 phút.

Hàn nối 2 đầu băng cản nước

Hàn nối 2 đầu băng cản nước

​​​​​​​Bảng giá các loại băng cản nước

Sau đây là bảng giá một số băng cản nước trên thị trường hiện nay. Đơn giá có thể không đúng chính xác với đơn vị mà bạn muốn mua nhưng cũng không chênh lệch quá nhiều.

Tên sản phẩm

Độ dài

Đơn giá 1m (VNĐ)

Sika Waterbars V20

20m

145.000

PVC Waterstop V200

20m

85.000

Cover Waterbars V200

20m

90.000

Sika Waterbars V25

20m

192.000

PVC Waterstop V250

20m

110.000

Cover Waterbars V250

20m

110.000

Sika Waterbars V15 E

30m

98.000

Sika Waterbars V15

20m

130.000

PVC Waterstop V150

15m

65.000

Cover Waterbars V150

20m

65.000

Sika Waterbars V32

20m

150.000

PVC Waterstop V320

20m

150.000

Cover Waterbars V320

20m

150.000

PVC Waterstop O200

20m

90.000

PVC Waterstop O250

15m

120.0000

PVC Waterstop O320

20m

160.000

Sika Waterbars O20

20m

190.000

Sika Waterbars O25

20m

315.000

Sika Waterbars O32

15m

390.000

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có nhu cầu tìm hiểu giá chi tiết hãy liên hệ với các đơn vị cung cấp vật tư chống thấm uy tín.

Bài viết trên đã đưa ra các thông tin chi tiết về băng cản nước. Bên cạnh đó, bài cũng chia sẻ các biện pháp thi công chống thấm băng cản nước cũng như các kỹ thuật thi công đúng chuẩn. Tuy nhiên các bảng giá chỉ là tham khảo nếu bạn có nhu cầu thi công chống thấm, vui lòng liên hệ Dịch Vụ Chống Thấm 24H để được hỗ trợ. Hoặc liên hệ với Hotline: 0906.889.247 -  0909.899.247 để được tư vấn trực tiếp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hot Line: 0909 899 247 - 0906 889 247

Địa chỉ VP: 11/22 XVNT P17 Q Bình Thạnh Hồ Chí Minh.
Trụ sở: 20/76 Nguyễn Thiện Thuật P24 Quận Bình Thạnh HCM.

Chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội được phục vụ quý khách.

Tác giả bài viết: Châu Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

--
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây