Trước khi tiến đến phương pháp chống thấm nhà vệ sinh thì ta hãy tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu mà vệ sinh bị thấm dột
Trong thực tế, một trong những hạng mục thường xuyên cần chống thấm nhất là nhà vệ sinh. Bởi nhà vệ sinh là vị trí hay tiếp xúc với nước nhất nên công tác chống thấm cần có được sự quan tâm cần thiết
Xem : "Chống thấm nhà vệ sinh"
Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số nguyên nhân gây ra tinh trạng thấm dột nhà vệ sinh:
- Là bộ phận được thiết kế gần nhất với đường ống thoát nước. Do đó, thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề ngấm ngước, ngấm xuyên sàn..
- Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày khiến nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước
- Các công tác chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu không được chú trọng hoặc thi công sai kỹ thuật sử dụng các vật liệu chống thấm kém chất lượng
- Đặc thù khí hậu ở Việt Nam là một nước nóng ẩm mưa nhiều, độ ẩm không khí luôn ở mức cao. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấm dột
Đây là một số những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấm dột. Nhà vệ sinh luôn đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng về thấm dột ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe gia đình bạn
Chính vì vậy tìm ra một phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả là một trong những mấu chốt giúp cho bạn giải quyết chống thấm một cách triệt để.
Nhà vệ sinh bị thấm dột nghiêm trọng
Phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất hiện nay
Theo kinh nghiệm của một chuyên gia nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chống thấm đề xuất cho bạn một số phương pháp chống thấm chống thấm nhà vệ sinh như sau:
Cách 1: Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Phương pháp này được làm 2 loại:
- Thứ nhất : dùng màng tự dính
- Thứ hai: dùng màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Đây là 2 loại vật liệu chống thấm được cân nhắc sử dụng nhiều nhất đối với các công trình luôn phải đối mặt với những nguy cơ thấm dột cao như nhà vệ sinh, sân thượng. tầng hầm…
Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
- Hiệu quả ngăn nước triệt để toàn diện
- Tuổi thọ cao, lâu năm
- Thi công dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức
Nguyên lý chống thấm
Màng chống thấm sẽ ngăn các tác động trực tiếp từ nước lên bề mặt sàn nhà vệ s\inh.
Quy trình thực hiện chống thấm bằng màng khò
Bước 1 : vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh loại bỏ những tạp chất bụi bẩn, dầu mỡ… Tại những vị trí lỗi lòm dùng dùi đục bỏ sau đó trát lại với vữa xi măng
Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas làm nóng sàn trước khi thi công chống thấm
Bước 3: Quét lớp lót prenium gốc bitum lên bề mặt sàn
Bước 4: Dùng máy khò nóng bề mặt tấm trải cho nhựa bitum nóng chảy đều rồi dính xuống mặt sàn, đốt đến đâu thì lăn đến đó.
Bước 5: Sau khi thi công thì tiến hành trát lớp hỗn hợp vữa xi măng + cát để bảo vệ cho màng chống thấm
Một số lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng phương pháp dùng màng khò nóng
- Tại những chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.
- Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20 cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.
- Khò đến đâu thì lăn đè màng chống thấm tới đó để đạt độ bám dính tốt nhất
Cách 2: xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Bên cạnh các loại màng chống thấm được sử dụng. Thì hóa chất chống thấm như sika cũng là lựa chọn phù hợp cho hoạt động xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để.
Ưu điểm
- Hiệu quả xử lý tối ưu, bền vững
- Lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu cùng công trình
- Độ bền cao
- Sau đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt: Đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ, không dính dầu mỡ, tạp chất.
Bước 2: Tiến hành bơm Sikaflex Construction AP xung quanh cổ ống thoát sàn nhà vệ sinh
Bước 3: Rót vữa Sikagrout quanh khu vực cổ ống đã được bơm Sikaflex Construction A
Bước 4: Trộn Sikatop Seal 107
- Đổ từ từ thành phần bột vào thành phần lỏng được chứa sẵn trong một thùng sạch
- Dùng khoan trộn điện khuấy đều với tốc độ thấp
- Bắt đầu thi công SikatopÒ Seal 107 lớp 1 bằng bay hoặc bằng cọ với định mức là 2kg/m2/lớp.
- Chờ khoảng 4 giờ để lớp thứ nhất khô, rồi tiến hành quét lớp thứ 2
- Chờ khoảng 12 giờ để lớp thứ 2 khô, sau đó thi công ốp dán gạch bằng Sikatilebond Gp
Bước 5: Thi công ốp gạch, lót nền
Bước 6: Thi công trám khe gạch bằng Sika Tile Grout
Trên đây là hai phương pháp chống thấm nhà vệ sinh thông dụng và hiệu quả nhất nếu muốn tự chống nhà vệ sinh cho gia đình bạn.
Bên cạnh đó khi bạn không có nhiều thời gian cần một đội thi công chống thấm thì hãy liên hệ với Dịch vụ chống thấm 24h qua hotline 1900 633 427 – 08237 047 427 để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh nhất